Contents
Gãy xương ở trẻ em sẽ lành tốt nếu được điều trị đúng.
1. Chẩn đoán
- Đau, sưng, biến dạng, tiếng rắc rắc, chuyển động không tự nhiên và mất chức năng.
- Gãy xương có thể kín (da còn nguyên vẹn) hoặc hở (có vết thương ở da). Gãy xương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng xương nặng. Nghi ngờ gãy xương hở nếu gãy xương có kèm vết thương.
2.Điều trị
- Đặt ra hai câu hỏi:
- Có gãy xương không?
- Xương nào bị gãy (khám lâm sàng hoặc X–quang)?
- Xem xét hội chẩn với một bác sĩ phẫu thuật trong những trường hợp gãy xương phức tạp như xương bị di lệch, liên quan đến sụn tiếp hợp hoặc gãy hở.
- Gãy hở cần phải cho kháng sinh: cloxacillin (25–50 mg/kg tiêm mạch hoặc uống bốn lần một ngày) và gentamicin (7,5 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch một lần một ngày); và làm sạch kĩ để ngăn ngừa viêm tủy xương)
Nẹp sau có thể được sử dụng cho các chấn thương chi trên và chi đưới. Đầu tiên các chi được quấn băng mềm (ví dụ như vải cotton), sau đó đặt thạch cao Paris để duy trì chi ở vị trí trung gian. Các nẹp sau được cố định tại chỗ bằng một băng đàn hồi. Theo dõi tưới máu chi và nhiệt độ của các ngón tay để đảm bảo rằng các thanh nẹp không đặt quá chặt.
Điều trị gãy xương trên lồi cầu được mô tả ở trên. Biến chứng quan trọng của kiểu gãy này là gây chèn ép động mạch ở khuỷu tay, nơi nó có thể bị tắc. Đánh giá tưới máu ở tay. Nếu động mạch bị tắc, tay sẽ mát, đổ đầy mao mạch chậm và không bắt được mạch quay. Nếu động mạch bị tắc, phải phẫu thuật khẩn để giải quyết.
Gãy xương đùi giữa trục ở trẻ < 3 tuổi được điều trị bằng một giá treo . Cứ vài giờ, các kĩ thuật viên nên kiểm tra lưu thông máu của chân và các ngón chân có ấm không.
Điều trị gãy xương đùi giữa trục ở trẻ lớn hơn là kéo tạ . Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả để điều trị gãy xương đùi ở trẻ em từ 3–15 tuổi. Nếu trẻ có thể nâng chân ra khỏi giường, các vết nứt đã lành và đứa trẻ đã sẵn sàng đi lại bằng nạng (thường sau khoảng 3 tuần).
3. Nguyên tắc chăm sóc vết thương
Vết thương là những vấn đề ngoại khoa phổ biến ở trẻ em. Mục đích của việc chăm sóc cho bất kỳ vết thương nào là cầm máu, ngăn ngừa nhiễm trùng, đánh giá tổn thương tiềm ẩn và thúc đẩy lành bệnh. Hướng dẫn phẫu thuật chi tiết được trình bày trong sổ tay của WHO “Chăm sóc phẫu thuật tại bệnh viện huyện.”
Cầm máu
- Đè ép trực tiếp sẽ cầm máu (xem hình vẽ)
- Chảy máu từ tứ chi có thể được kiểm soát trong một khoảng thời gian nhưng không quá 10 phút bằng cách dùng băng quấn đo huyết áp được bơm cao hơn chỉ số huyết áp động mạch.
- Sử dụng ga rô kéo dài (> 10 phút) có thể làm tổn thương các Không bao giờ sử dụng garô cho trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Phòng ngừa nhiễm trùng
- Làm sạch các vết thương là cách quan trọng nhất của việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Hầu hết các vết thương bị nhiễm khi thăm khám lần đầu. Chúng có thể chứa các cục máu đông, bụi bẩn, tế bào chết và các dị vật.
- Làm sạch da xung quanh vết thương bằng xà bông và nước hoặc chất khử trùng. Đổ nước và chất sát khuẩn vào vết thương.
- Sau khi gây tê tại chỗ bằng lidocaine (≤ 3 mg/kg) hay bupivacaine 0,25% (≤ 1 ml/kg) quanh vết thương, tìm kiếm ngoại vật, cắt lọc mô chết. Xác định mức độ tổn thương có thể có. Vết thương lớn đòi hỏi phải gây mê toàn thân.
– Kháng sinh thường không cần thiết khi vết thương được làm sạch một cách cẩn thận; tuy nhiên, một số vết thương cần được điều trị bằng kháng sinh:
- Vết thương hơn 12 giờ (có khả năng đã bị nhiễm)
- Vết thương thâm nhập sâu vào các mô (ví dụ như vết thương gây ra do vật dụng bẩn, dao hoặc do động vật cắn)
Dự phòng uốn ván
- Nếu trẻ không được tiêm phòng, cho huyết thanh chống uốn ván, nếu có và bắt đầu một đợt chủng ngừa uốn ván
- Nếu trẻ đã có miễn dịch chủ động, cho một liều tăng cường
Khâu vết thương
- Nếu vết thương < 1 ngày và đã được làm sạch, có thể được khâu lại (“khâu ban đầu”).
- Vết thương không cần khâu lại nếu > 24 giờ, chứa nhiều bụi bẩn và các dị vật hoặc do động vật cắn.
- Những vết thương không được khâu lại được băng nhẹ với gạc ẩm vô trùng. Nếu vết thương sạch 48 giờ sau đó, nó có thể được khâu lại (“khâu trì hoãn”).
- Nếu vết thương bị nhiễm trùng, che phủ nhẹ nhàng và để tự lành
Nhiễm trùng vết thương
- Triệu chứng lâm sàng: đau, sưng tấy, đỏ, ấm và chảy mủ
- Điều trị:
- Mở vết thương nếu nghi ngờ có mủ.
- Làm sạch vết thương bằng thuốc sát trùng.
- Băng vết thương nhẹ bằng gạc vô khuẩn ướt. Thay băng mỗi ngày và thường xuyên hơn nếu cần thiết.
- Cung cấp kháng sinh cho đến khi mô tế bào viêm xung quanh đã hồi phục (thường 5 ngày).
Cho cloxacillin (25–50 mg/kg uống bốn lần một ngày) cho hầu hết các vết thương để có thể điều trị nhiễm trùng do S. aureus.
Cho ampicillin (25–50 mg/kg uống bốn lần một ngày), gentamicin (7,5mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch một lần một ngày) cộng với met- ronidazole (7,5 mg/kg ba lần một ngày) nếu nghi nhiễm các chủng vi khuẩn chí đường ruột.
Để lại một phản hồi