VIÊM XƯƠNG KHỚP

Nhiễm trùng xương hoặc khớp cấp tính thường gây ra do vi khuẩn đi vào từ máu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm xương khớp do vi trùng do sự lan tới của ổ nhiễm trùng lân cận hoặc chấn thương xuyên thấu. Đôi khi, nhiều xương hoặc khớp bị ảnh hưởng cùng một lúc.

1.Chẩn đoán

Trong viêm xương khớp cấp tính do vi khuẩn, trẻ có vẻ bị bệnh, sốt và thường không chịu di chuyển hoặc chịu sức nặng lên các chi bị tổn thương. Trong viêm xương – tủy xương cấp tính, thường có sưng đau trên vùng xương bị ảnh hưởng.Viêm khớp do vi khuẩn thường biểu hiện nóng, sưng, đau khớp hoặc cứng khớp, giảm phạm vi cử động.

Các bệnh nhiễm trùng này đôi khi biểu hiện như một bệnh mạn tính; trẻ có vẻ ít bệnh hơn, có ít dấu hiệu tại chỗ gợi ý, và có thể không sốt. Cần nghĩ đến lao xương – tủy xương trên viêm xương mạn tính, có chảy mủ hoặc trẻ có những dấu hiệu khác của bệnh lao.

Xét nghiệm

X-quang không hữu ích trong chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh. Nếu nghi ngờ viêm khớp do vi khuẩn, chọc hút dịch khớp dưới điều kiện vô trùng. Dịch có thể đục. Nếu có mủ trong khớp, sử dụng kim lớn (sau khi gây tê tại chỗ với lignocaine 1%) để lấy mẫu xét nghiệm và hút bỏ càng nhiều mủ càng tốt. Xét nghiệm xem có bạch cầu trong dịch khớp không và tiến hành cấy dịch khớp, nếu được.

Staphylococcus aureus là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em > 3 tuổi. Ở lứa tuổi nhỏ hơn, nguyên nhân thường gặp nhất là H. influenzae type b, Streptococcus pneumoniae hoặc S. pyogenes nhóm A. Salmonella là nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ trong vùng dịch tễ sốt rét và mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

                                                                          LAO XƯƠNG

2.Điều trị

Sự lựa chọn kháng sinh dựa trên các vi khuẩn gây bệnh, xác định bởi kết quả nhuộm Gram và cấy. Nếu cấy có kết quả, điều trị theo tác nhân gây bệnh phân lập được và kết quả kháng sinh đồ. Nếu không:

„ Điều trị với cloxacillin hoặc flucloxacillin TM hay TB (50 mg/kg mỗi 6 giờ) ở trẻ > 3 tuổi. Nếu không có sẵn, dùng chloramphenicol.

„ Có thể sử dụng clindamycin hoặc cephalosporin thế hệ thứ hai hoặc thứ ba.

„ Khi trẻ hết sốt, chuyển kháng sinh uống cùng loại tương đương, tiếp tục dùng kháng sinh sao cho tổng thời gian điều trị là 3 tuần đối với viêm khớp nhiễm khuẩn và 5 tuần cho viêm xương – tủy xương.

„ Trong viêm khớp nhiễm khuẩn, cần chọc hút loại bỏ mủ. Nếu mủ tái lập lại nhiều lần sau chọc hút, hoặc nếu nhiễm trùng đáp ứng kém sau 3 tuần điều trị kháng sinh, hội chẩn ngoại để mổ thăm dò, rạch thoát mủ ra và cắt bớt phần xương hoại tử. Trong một số trường hợp viêm khớp kèm nhiễm khuẩn huyết, có thể cần dẫn lưu mủ hở. Thời gian điều trị kháng sinh trên những trường hợp này nên được kéo dài đến 6 tuần.

„ Lao xương – tủy xương cần được nghĩ đến ở trẻ có bệnh sử sưng khởi phát chậm và mạn tính, không đáp ứng thuận lợi với điều trị như trên. Điều trị theo hướng dẫn của chương trình chống lao quốc gia. Điều trị phẫu thuật hầu như không cần thiết bởi vì các ổ áp-xe sẽ thuyên giảm dần với điều trị kháng lao.

Điều trị hỗ trợ

Các chi hoặc khớp bị ảnh hưởng nên được nghỉ ngơi. Nếu chi bị ảnh hưởng là chân, không được chịu trọng lượng lên chân bị ảnh hưởng cho đến khi hết đau. Giảm đau hay giảm sốt với paracetamol (nếu gây khó chịu cho trẻ).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*