Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là nhiễm siêu vi đường hô hấp dưới, thường nặng ở trẻ nhỏ, xảy ra theo mùa dịch tễ và đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở và khò khè. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là siêu vi hợp bào hô hấp. Nhiễm trùng thứ phát cũng có thể xảy ra. Điều trị viêm tiểu phế quản có kèm thở nhanh hoặc dấu hiệu khác của suy hô hấp thì tương tự với điều trị viêm phổi. Các đợt khò khè có thể kéo dài nhiều tháng sau một đợt cấp viêm tiểu phế quản, nhưng cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn.

1.Chẩn đoán

Các đặc điểm điển hình của viêm tiểu phế quản, khi khám, gồm:

  • Khò khè không cải thiện dù đã sử dụng đến ba liều thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh
  • Lồng ngực căng phồng, kèm với gõ vang
  • Rút lõm lồng ngực
  • Ran ẩm và khò khè khi nghe phổi
  • Khó khăn khi ăn, bú mẹ hoặc khi uống do suy hô hấp
  • Chảy nước mũi, có thể gây ra nghẹt mũi nặng.

2.Điều trị

Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng những trẻ có các dấu hiệu sau của viêm phổi nặng  nên được điều trị tại bệnh viện:

  • Độ bão hòa oxy < 90% hoặc tím trung ương
  • Ngưng thở hoặc bệnh sử có ngưng thở
  • Không thể bú hoặc uống, hoặc nôn ói tất cả mọi thứ
  • Co giật, li bì hoặc khó đánh thức
  • Thở ngáp cá và thở rên (đặc biệt ở trẻ nhũ nhi)
Thở oxy

„ Thở oxy cho tất cả trẻ có suy hô hấp nặng hoặc độ bão hòa oxy ≤ 90% . Khuyến khích thở oxy qua dây râu ở mũi hoặc cathe- ter một mũi .

„ Điều dưỡng nên kiểm tra, mỗi 3 giờ, xem dây râu có đúng vị trí và không bị tắc đàm nhớt và các mối nối đều được đảm bảo.

Điều trị kháng sinh

„ Nếu trẻ nhũ nhi điều trị tại nhà, cho amoxicillin (40 mg/kg 2 lần mỗi ngày) uống trong 5 ngày chỉ khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi (thở nhanh và rút lõm lồng ngực)

„ Nếu có các dấu hiệu của viêm phổi nặng, cho ampicillin 50 mg/kg hoặc benzylpenicillin 50.000 U/kg TB hoặc TM mỗi 6 giờ trong ít nhất 5 ngày và gentamycin 7,5 mg/kg TB hoặc TM một lần một ngày trong ít nhất 5 ngày .

Điều trị hỗ trợ

„ Nếu trẻ có sốt (≥ 39oC hoặc ≥ 102,2oF) gây khó chịu cho trẻ, cho paracetamol.

„ Đảm bảo các trẻ điều trị ở bệnh viện nhận đủ lượng dịch nhu cầu hàng ngày theo tuổi , nhưng tránh quá tải dịch. Khuyến khích trẻ bú mẹ hoặc uống bằng miệng.

„ Khuyến khích trẻ ăn sớm lại ngay khi có thể. Nuôi ăn qua ống thông mũi dạ dày có thể được xem xét ở bất kì trẻ nào không thể duy trì uống đủ dịch hoặc trẻ có mất nước (sữa mẹ được nhấn mạnh là tốt nhất).

„ Có thể hút mũi nhẹ nhàng để làm sạch chất tiết ở trẻ nhỏ khi tắc mũi làm trẻ khó thở.

3.Theo dõi

Trẻ nhập viện cần được điều dưỡng đánh giá mỗi 6 giờ (hoặc mỗi 3 giờ nếu có các dấu hiệu bệnh rất nặng) và bác sĩ khám ít nhất một lần trong ngày. Theo dõi điều trị thở oxy được mô tả ở t. Quan sát các dấu hiệu suy hô hấp, nghĩa là thiếu oxy tăng dần và suy hô hấp dẫn đến kiệt sức.

4.Biến chứng

Nếu trẻ không đáp ứng với thở oxy hoặc tình trạng trẻ xấu hơn đột ngột, chụp X-quang ngực để tìm bằng chứng của tràn khí màng phổi.

Tràn khí màng phổi áp lực kèm suy hô hấp nặng và đẩy lệch tim cần được giải áp ngay lập tức bằng cách chọc kim để thoát khí. Tiếp theo đó, một đường thoát khí liên tục nên được đảm bảo bằng cách đặt ống dẫn lưu nối với bình dẫn lưu kín cho đến khi đường rò khí đóng tự nhiên và phổi nở ra .

Nếu suy hô hấp tiến triển, thở áp lực dương liên tục (CPAP) có thể hữu ích.

5.Kiểm soát nhiễm trùng

Viêm tiểu phế quản rất lây lan và nguy hiểm cho các trẻ nhỏ khác đang nằm viện vì bệnh khác. Các nguyên tắc sau có thể làm giảm lây nhiễm chéo:

  • Nhân viên y tế rửa tay trước và sau khi tiếp xúc từng bệnh nhân
  • Cách ly trẻ một cách lý tưởng, nhưng vẫn đảm bảo tầm quan sát gần
  • Trong suốt thời gian dịch, cha mẹ và anh chị em ruột có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên nên hạn chế thăm trẻ.

6.Xuất viện

Một trẻ nhũ nhi bị viêm tiểu phế quản có thể xuất viện khi hết suy hô hấp và hết thiếu oxy, khi không còn ngưng thở và trẻ bú tốt. Trẻ nhũ nhi có nguy cơ viêm tiểu phế phế quản tái phát nếu trẻ sống trong gia đình có người lớn hút thuốc lá hoặc nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Do đó, hãy khuyên cha mẹ trẻ bỏ thuốc lá.

7.Theo dõi

Trẻ viêm tiểu phế quản có thể có ho và khò khè đến 3 tuần. Miễn là trẻ khỏe không suy hô hấp, không sốt hay không ngưng thở và vẫn bú tốt thì không cần dùng kháng sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*