Vận động chủ động không trợ giúp và tập kéo giãn

Vận động chủ động không trợ giúp và tập kéo giãn

  1. Vận động chủ động không trợ giúp
    • Khái niệm

vận động chủ động không trợ giúp là động tác tập do chính bệnh nhân tự co cơ ở phần liên hệ để thực hiện động tác mà không cần có trợ giúp.

  • Tác dụng
  • Tăng tiến sức mạnh cho cơ
  • Phát triển sự điều hợp và kĩ năng vận động
  • Cải thiện chức năng toàn cơ thể do gia tăng xung lượng tim và hô hấp
    • Nguyên tắc
  • Giải thích rõ động tác cho bệnh nhân suốt tầm vận động
  • Động tác tập không quá khó
  • Kiểm soát khi bệnh nhân tập để tránh cử động thay thế
    • Chỉ định

Cho cơ độ 3

  • Chống chỉ định

Khi tình trạng bệnh tim mạch của bệnh nhân không ổn định có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân (nhồi máu cơ tim)

  1. Tập kéo giãn
    • Khái niệm

tập kéo giãn là động tác tập dùng cử động bắt buộc do người điều trị hoặc dụng cụ cơ học  (kéo giãn thụ động), cũng có thể do bệnh nhân sử dụng các cơ đối kháng  để thực hiện (ức chế chủ động).

  • Tác dụng của tập kéo giãn
  • Đạt được tầm vận động bình thường của khớp
  • Vận động của tổ chức mềm bao quanh khớp
  • Đề phòng co rút vĩnh viễn
  • Tăng tính mềm dẻo chung của phần cơ thể trước khi tập mạnh các cơ.
  • Đề phòng hoặc hạn chế tối thiểu nguy cơ tổn thương gân, cơ liên quan đến các hoạt động thể lực.
    • nguyên tắc
  • Không bắt buộc khớp một cách thụ động vượt qua tầm vận động bình thường của nó
  • Nếu đau kéo dài hoặc giảm tầm vận động là dấu hiệu tập quá nhiều liều lượng cần phải giảm lực kéo hoặc thời gian điều trị.
  • Liệu trình kéo phải bền bỉ mới có hiệu quả
  • Tập trung lực đúng vào vùng mon muốn
  • Cơ được kéo phải thư giãn
  • Kéo từng khớp một
    • Chỉ định
  • Khi tầm vận động của khớp bị giới hạn do giảm đàn hồi của mô mềm
  • Thận trọng:

Những gẫy xương liên hợp mới hồi phục phải được bảo vệ bằng cách có định giữa nơi gãy và khớp vận động

Bệnh nhân có nghi ngờ loãng xương

Cơ hoặc mô liên kết bị bất động trong một thời gian dài

Mô bị phù nề (dễ bị tổn thương)

  • Chống chỉ định
  • Không thực hiện kéo giãn khi đang có đau cấp
  • Khi khối xương giới hạn vận động của khớp
  • Sau một gãy xương mới
  • Bất cứ khi nào có bằng chứng viêm cấp tính hoặc quá trình nhiễm trùng trong khớp hoặc quanh khớp.
  • Khi thấy khối máu tụ hoặc cá dấu hiệu khác của chấn thương phần mềm
  • Khi co cứng hoặc co ngắn lại của mô mềm tạo nên sự ổn định tăng lên của khớp , thay thế vào độ bền vững và sức mạnh của cơ bình thường

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*