Contents
Tăng áp lực nội sọ (HIC) là một trong những hội chứng gây nên những nan giải trong lĩnh vực thần kinh nói riêng và ngành y nói chung.
1..Định nghĩa
— Hiểu thế nào là tăng áp lực nội sọ thì ngay trong cụm từ đó đã nói nên được khái niệm của nó. Tăng áp lực nội sọ là tình trạng áp lực trong sọ não ( hay còn gọi là áp lực thủy tĩnh) tăng cao hơn ngưỡng bình thường >=15mmHg ( bình thường là từ 8 đến 12 mmHg).
— Bình thường, sau 5 tuổi thì hộp sọ không giãn nở, vì thế bất cứ sự tăng thể tích thành phần nào trong hộp sọ đều có thể gây hội chứng HIC:
- Tăng thể tích khối não: xuất hiện khối choán chỗ ( máu tụ, u, abces…), phù não
- Tăng thể tích máu lên não : nhập tăng và ra bình thường ( giãn mạch do toan chuyển hóa, THA ác tính), nhập bình thường và ra tắc ( tắc TM não, huyết khối TM xoang) – nguyên nhân này hay gặp hơn.
- Tăng thể tích dịch não tủy : tắc nghẽn lưu thông ( tắc lỗ monro, tắc cống sylvius ), tiết dịch tăng và hấp thu bình thường ( u nhú đám rối mạch mạc), tiết dịch bình thường và hấp thu giảm do bị fibrin che phủ hạt panochiop ( viêm màng não do não mô cầu, lậu cầu ).
2.. Triệu chứng lâm sàng
2.1.. Cơ năng
— Đau đầu :
- thường sớm và hằng định
- tăng lên khi ho, đại tiểu tiện, nằm đầu bằng
- cách xuất hiện tùy căn nguyên : bệnh xuất hiện dữ dội cấp tính ( chảy máu khoang dưới nhện) hoặc xuất hiện từ từ đau âm ỉ ( u não, hay xuất hiện nửa đêm gần sáng–> cả ngày–> dùng giảm đau không opiat không đỡ).
— Nôn:
- không hằng định, thường xuất hiện ở bệnh cảnh cấp tính
- không liên quan đến bữa ăn
- có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế
- một số trường hợp nôn có thể làm đau đầu giảm.
— Rối loạn ý thức : giảm trí nhớ –> hôn mê.
— Rối loạn thị giác:
- nhìn đôi (2 mắt xu hướng quay vào mũi) : do liệt dây VI một hoặc hai bên ( vì dây VI có quãng đường nằm trong khoang dưới nhện dài nhất , nhưng nói thế không có nghĩa là nhìn đôi chỉ do dây VI mà có thể do cả dây III hoặc IV).
- giảm thị lực do phù gai thị.
2.2.. Thực thể
— Khám đáy mắt: phù gai thị – theo quan điểm cũ thì đây là một dấu hiệu quan trọng bắt buộc , nhưng hiện nay, dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện trong tăng áp lực nội sọ mạn tính ( có thể lí giải HIC cấp tính thì bệnh nhân có thể đã chết trước khi có phù gai thị).
— Rối loạn tuần hoàn: nhịp tim chậm, HA tăng ( phản xạ cushing).
— Rối loạn hô hấp: chỉ xuất hiện khi HIC có biễn chứng hoặc đe dọa có biến chứng lọt não – thở chậm, sâu.
— Dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú:
- liệt VI
- Liệt nửa người, tứ chi, liệt các dây TK sọ khác
- có thể nghe thấy tiếng thổi trên thóp (trẻ con) hoặc ổ mắt( người lớn)
— Rối loạn nội tiết
- chỉ gặp ở HIC mạn tính
- nữ> nam
- biểu hiện: rối loạn trục tuyến yên- hạ đồi : tự nhiên mất kinh, béo phì ( cần phân biệt với có thai vì triệu chứng nôn ọe, mất kinh, bụng béo to) hoặc teo bộ phận sinh dục ở nam
— Thay đổi ở đầu : thấy rõ ở trẻ nhỏ < 5 tuổi
- tăng chu vi vòng đầu, thóp phồng, giãn khớp sọ
- giãn TM dưới da đầu
- dấu hiệu bình vỡ
Nhận biết được những triệu chứng quan trọng trên là phương diện giúp người cạnh bệnh nhân cũng như thầy thuốc có cách phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Để lại một phản hồi