Thuốc bảo vệ thực vật DDT

Thuốc trừ sâu DDT

Đại cương

DDT tên khoa học là dichloro diphenyl trichlorothane là một thuốc bảo vệ thực vật rất bền vững do nó có khả năng trơ với các phản ứng quang phân, với oxi trong không khí. Trong môi trường kiềm  chất này dễ bị dehydroclorua hóa hoặc bị polime hóa thành sản phẩm dạng nhựa có màu.

Tính chất

DDT tinh khiết có màu trắng, mùi thơm dịu. Các sản phẩm thương mại có màu từ trắng đến màu xám sẫm. Tan rất ít trong nước, nhưng khi hòa tan DDT trong nước thì chúng tạo thành huyền phù. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Nhiệt độ nóng chảy là 108,5-1090C, áp suất hơi ở 200C là 1,5.10-7 mmHg. Tỷ trọng: 1,55 4.

Cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu DDT

nguyên nhân gây ngộ độc: bạn có thể bị nhiễm độc khi  sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa và hay bị nhiễm độc qua đường nước, nếu  sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu sẽ bị nhiễm  chất độc qua đường hô hấp. Có thể tiếp súc gián tiếp qua sản phẩm rau quả đã thu hoạch.

cơ chế gây độc

Dấu hiệu gây độc trong côn trùng và động vật của DDT và các chất đồng hành là sự tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Động vật bị nhiễm DDT có triệu chứng cơ thể bị tái,lạnh và tăng sự kích động, sau đó xuất hiện sự rung động ở mặt và nhanh chóng lan truyền toàn thân. Cơ tim nhạy cảm đối với sự kích thích ngoài và sự kết sợi tâm thất từ nguyên nhân này gây chết thường xảy ra. Ở giai đoạn cuối những rối loạn (như điên cuồng, gào thét) có thể xảy ra và tiếp theo có thể chết bởi sự suy liệt tim hoặc hô hấp. Sự chết cũng có thể là kết quả cuối cùng của sự suy yếu dần dần và hôn mê kèm theo hàng loạt những rối loạn. Nếu bị nhiễm liều dưới chết những ảnh hưởng đối với thần kinh và cơ bắp có thể qua đi và sự hồi phục hoàn toàn đòi hỏi từ 18-48 giờ, tuỳ thuộc vào đường nhiễm. • Ở người nhiễm độc cấp xảy ra tê liệt, suy yếu ở đầu, ở mũi, mồm và kèm theo rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng, nhưng các ảnh hưởng xuất hiện nhanh chóng qua đi. Những biến đổi máu thường liên quan đến nhiễm độc mãn và có tính thuận nghịch.

Cơ chế gây độc kênh ion: Cơ chế gây độc của các hợp chất bản vệ thực vật cơ clo: DDT cũng như một số hợp chất khác có cơ chế gây độc cho hệ thống thần kinh bằng cơ chế kênh ion. Sự vận chuyển ion là trung tâm của sự truyền xung thần kinh cả dọc theo giây thần kinh trục và ở khớp thần kinh, và rất nhiều chất độc thần kinh thể hiện các ảnh hưởng của mình do cản trở sự vận chuyển bình thường các ion này. Thế tác dụng của giây thần hình trục được duy trì bởi nồng độ cao của natri ở bên ngoài so với nồng độ thấp ở bên trong tế bào. Các chất vận chuyển natri hoạt động (các Na+ K+ ATPaza) vận chuyển natri ra ngoài tế bào thiết lập lên thế tác dụng này. Một tác động của thuốc trừ sâu DDT gây ra độc tính cấp của nó là ức chế các Na+ K+ ATPaza dẫn đến làm mất khả năng thiết lập thế tác dụng. Các thuốc trừ sâu pirethroit cũng thể hiện tính độc thần kinh theo cơ chế này. DDT cũng ức chế các Ca2+ Mg2+ ATPaza là những chất vận chuyển ion quan trọng để làm phân cực hoá lại thần kinh và làm dừng sự truyền xung qua các khớp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*