Tập vận động có trợ giúp và vận động có kháng trở

Tập vận động có trợ giúp và vận động có kháng trở

  1. Tập vận động có trợ giúp
    • Định nghĩa

Tập vận động có trợ giúp là động tác tập cho người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của người người điều trị hoặc là dụng cụ cơ học. Đây là bước đầu tiên trong tái rèn luyện cơ.sức mạnh cơ chỉ đạt được bằng sự co cơ chủ động.

  • Tác dụng
  • Tăng sức mạnh cơ
  • Tạo ra kích thích đối vói sự nguyên vẹn của xương. Định luật Wolff: sự phát triển của xương phù hợp với lực tác dụng lên nó. Mọi sự co cơ đều tác động đến hình dáng, dậm độ của xương. Bệnh nhân nằm lâu dễ gây ra tiêu xương.
  • Lập mẫu cử động điều hợp
  • Điều hòa thông khí, tăng cường sự đáp ứng về tuần hoàn, hô hấp.
    • Nguyên tắc
  • Chỉ trợ giúp vừa đủ, giảm dần sự trợ giúp khi lực cơ tăng tiến
  • Bệnh nhân có thời gian nghỉ ngắn sau luyện tập
    • Chỉ định

Cho các cơ yếu độ 2

  1. Vận động có kháng trở
    • Khái niệm

Vận động có kháng trở là động tác tập do chính người bệnh thực hiện cùng với sức kháng trở của người điều trị hoặc dụng cụ.

  • Tác động
  • Tăng cường sức mạnh cho cơ. Do tăng huy động số đơn vị vận động. Tốc độ và mức phì đại của cơ tỉ lệ với tổng kháng trở mà cơ phải vượt qua và phương pháp duy trì để cử động theo ý muốn. Các yếu tố cho phối sức mạnh cơ: thể tích cơ, số lượng đơn vị vận động (đơn vị vận động = sợi cơ + thần kinh hi phối), hình thức vận động (co cơ ly tâm > co cơ hướng tâm) và tâm lý khi thực hiện co cơ.
  • Tăng sức bền cho cơ: với bài tập kháng trở nhẹ và lặp lại nhiều lần.
  • Tăng công của cơ
    • Nguyên tắc
  • Quan tâm đến góc, trọng lượng, sức căng tương đối của cơ
  • Quan tâm đến lực đề kháng (trẻ em, người lớn). Lực đề kháng được dùng ít nhất ở bước khởi đầu và bước cuối của tầm độ, có sức đề kháng nhiều nhất ở 1/3 giữa của tầm độ.
  • Kiểm soát để tránh cử động thay thế khi sức đề kháng quá lớn.
    • Chỉ định

Cho cơ độ 4 độ 5

Thận trọng khi vận động có kháng trở với các trường hợp:

  • Bệnh nhân có bệnh tim mạch
  • Những bệnh nhân có nguy cơ cao (người cao tuổi, tai biến mạch máu não, bệnh nhân đã phẫu thuật ở bụng).
  • Loãng xương dễ gãy xương bệnh lý: bệnh nhân bất động lâu ngày
  • Đau cơ do luyện tạp vì cơ thiếu máu mong oxy đến, tích lũy các sản phẩm chuyển hóa như acid lactic.
    • Chống chỉ định

Viêm nhiễm tại cơ hoặc khớp

Đau dữ dội ở khớp hoặc cơ trong khi tập hoặc sau khi tập 24 giờ.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*