Tầm quan trọng của giao tiếp trong công tác chăm sóc sức k

Tầm quan trọng của giao tiếp trong công tác chăm sóc sức khỏe

Giao tiếp là trung tâm của mọi hoạt động chăm sóc người bệnh. Quá trình giao tiếp tốt sẽ giúp cho các thầy thuốc thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình khám bệnh, chẩn đoán, chăm sóc, tiên lượng và điều trị người bệnh. Trong công tác này cũng đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu của các tập thể, cá nhân góp phàn cho người bệnh chiến thắng bệnh tật không chỉ bằng những viên thuốc quý hay những phương pháp phẫu thuật hiện đại… mà trên hết là bằng trái tim nhân hậu, sự chăm sóc nhiệt tình mà đặc biệt là bằng sự giao tiếp hài hòa của họ đối với người bệnh, người thân người bệnh và sự đoàn kết chan hòa cởi mở với đồng nghiệp góp phần làm tăng hiệu quả trong việc khám bệnh, chữa bệnh.

Giao tiếp với người bệnh:

  • Quan hệ giữa người bệnh với thầy thuốc là quan hệ giữa người với người. Vì vậy có giao tiếp, bình đẳng, khách quan, tôn trọng, trách nhiệm, giúp đỡ để đạt mục tiêu cuối cùng là chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh đúng và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Quan hệ giao tiếp ở các khoa lâm sàng có nhiều đối tượng khác nhau: gia đình của người bệnh, đồng nghiệp, đồng nghiệp, học sinh… nhưng quan trọng nhất là với người bệnh chào hỏi thân tình đúng mực và lễ độ là sự khỏi đầu không thể thiếu, ở các nước phát triển người bệnh là người lớn ở bất kể tuổi nào đều xưng hô là ông bà, còn ở nước ta có phân biệt cụ, ông bà, chú, bác, anh chị…
  • Quan hệ bình đẳng khách quan đáng chú ý khi người bệnh trẻ tuổi, là chiến sĩ, công nhân, nông dân… quan trọng nhất là tránh sự áp đặt bệnh tật, thiếu kiên nhẫn khi thấy người bệnh có nhiều bệnh, khó tính, nóng nảy, đưa ra nhiều yêu cầu quá mức..
  • Tôn trọng người bệnh: do bệnh tật nên người bệnh bị giảm sút sức khỏe, thay đổi tâm sinh lý, nên có những việc dù bình thừng cố gắng vẫn không thực hiện được, không được vì thế mà thiếu tôn trọng người bệnh.
  • Trách nhiệm cao nhất của người thầy thuốc là đảm bảo sức khỏe cho người bệnh cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Giúp đỡ: người bệnh cần được giúp đỡ những việc ở bệnh viện, giúp đỡ thực hiện những biện pháp điều trị.. cần phải chú ý đến giường nằm, dây dẫn khí thở, ánh sáng, ống thông, dây dẫn kim loại…

Như vậy, nhân viên y tế tại cơ sở làm việc có rất nhiều giao tiếp: giao tiếp với người bệnh, giao tiếp với người nhà của bệnh nhân và giao tiếp với các đồng nghiệp của mình, đó là một sự tương tác có mục đích, để giúp người bệnh thực hiện được mong muốn của mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*