Tai nạn hay gặp ở con trẻ

Đa chấn thương hoặc chấn thương nặng là nguyên nhân đe dọa tính mạng mà trẻ cần được đưa đến bệnh viện.

1.     Ngạt nước

Đánh giá ban đầu nên đảm bảo đầy đủ đường thở, hô hấp, tuần hoàn và tri giác (theo ABC). Kiểm tra các dấu hiệu chấn thương, đặc biệt là sau khi lặn hoặc cú ngã bất ngờ. Thường chấn thương vùng mặt, đầu và cột sống cổ.

Điều trị

„ Cung cấp oxy và đảm bảo đủ oxy.

„ Cởi bỏ quần áo ướt.

„ Đặt ống thông mũi dạ dày để loại bỏ nước và chất bẩn trong dạ dày, và cần thiết soi khí – phế quản để loại bỏ các dị vật từ đường thở như chất bẩn hít phải hoặc chất nôn.

„ Ủ ấm trẻ nếu thân nhiệt > 32°C bằng lò sưởi hoặc chăn khô; nếu thân nhiệt < 32°C truyền dịch ấm (39°C) hoặc tiến hành rửa dạ dày với nước muối 0,9% ấm.

„ Điều chỉnh hạ đường huyết và các rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ natri máu làm tăng nguy cơ phù não.

„ Cho kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm trùng phổi.

2.      Điện giật

„ Cấp cứu nhằm đảm bảo thông thoáng đường thở, thông khí và hỗ trợ tuần hoàn. Cung cấp oxy, đặc biệt là cho trẻ bị thiếu oxy máu nặng, bỏng mặt hay miệng, hôn mê hoặc không có khả năng tự bảo vệ đường thở hoặc suy hô hấp.

„ Đánh giá các chấn thương như tràn khí màng phổi, viêm phúc mạc hoặc vỡ khung chậu.

„ Bắt đầu truyền dịch Normal saline hoặc Lactate Ringer để duy trì lượng nước tiểu ít nhất là 2 ml/kg/giờ cho tất cả bệnh nhân bị bỏng nặng hoặc tiểu myoglobine.

„ Cân nhắc dùng furosemide hoặc mannitol để thải myoglobin nhiều hơn.

„ Chích vắc-xin ngừa uốn ván theo chỉ định và chăm sóc vết thương bỏng. Có thể rạch màng cân (fasciotomy) sớm khi cần.

3.  Chấn thương và vết thương

Đa chấn thương hoặc chấn thương nặng là nguyên nhân đe dọa tính mạng mà trẻ cần được đưa đến bệnh viện. Nhiều cơ quan và tứ chi có thể bị ảnh hưởng và sự cộng gộp nhiều chấn thương có thể làm trẻ trở nặng nhanh. Xử trí đòi hỏi nhận biết sớm các dấu hiệu chấn thương đe dọa tính mạng.

Đánh giá và phân loại ưu tiên cấp cứu cơ bản ban đầu quan trọng nhất trong giờ đầu tiên khi trẻ được đưa đến bệnh viện. Khi có nhiều hơn một dấu hiệu đe dọa tính mạng, điều trị đồng thời đa chấn thương là điều cần thiết và đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả từ đội ngũ nhân viên y tế.

a,  Đánh giá ban đầu

Việc đánh giá nhanh ban đầu, cũng thường được gọi là ‘lần kiểm tra chính’, cần xác định chấn thương đe dọa tính mạng như:

  • Tắc nghẽn đường thở
  • Chấn thương ngực với khó thở
  • Xuất huyết ngoại hoặc xuất huyết nội nghiêm trọng
  • Chấn thương đầu và cột sống cổ
  • Chấn thương bụng

Nếu có nguy cơ chấn thương cổ, cố gắng tránh di chuyển cổ, và cố định cổ.

Trong quá trình đánh giá ban đầu, bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nặng hơn cần được đánh giá lại từ đầu; bởi vì tổn thương không được phát hiện trước đó có thể biểu hiện rõ ràng hơn ở thời điểm hiện tại. Bộc lộ toàn bộ cơ thể trẻ để tìm vết thương. Bắt đầu với đánh giá và ổn định đường thở, đánh giá thông khí, tuần hoàn và tri giác và cầm máu.

Các phương pháp tiếp cận có hệ thống cần đánh giá:

  • Thông thoáng đường thở
  • Thông khí đầy đủ
  • Tuần hoàn và kiểm soát xuất huyết
  • Hệ thống thần kinh trung ương (đánh giá mức độ hôn mê), cố định cột sống cổ
  • Bộc lộ toàn bộ cơ thể và tìm kiếm các thương tích.

„ Lưu ý tất cả các hệ thống cơ quan chính và các vùng cơ thể bị thương trong suốt quá trình đánh giá ban đầu và xử trí cấp cứu.

„ Hồi sức tích cực; cung cấp oxygen bằng bóng và mặt nạ nếu cần thiết; cầm máu; đánh giá tuần hoàn để chỉ định truyền dịch hoặc truyền máu nếu cần. Lấy máu xét nghiệm Hb máu và nhóm máu và phản ứng chéo khi thiết lập đường truyền tĩnh mạch.

„ Ghi lại tất cả các thủ thuật đã làm.

b.  Đánh giá tiếp theo

Tiến hành đánh giá lại khi đường thở, thông khí và tri giác của bệnh nhân ổn định.

„ Tiến hành kiểm tra đầu đến chân, chú ý:

  • Đầu: da đầu và những bất thường ở mắt, tai ngoài và tổn thương mô mềm quanh mắt.
  • Cổ: vết thương sâu, tràn khí dưới da, lệch khí quản và tĩnh mạch cổ.
  • Thần kinh: chức năng não (tri giác, AVPU), vận động, cảm giác và phản xạ tủy cổ.
  • Ngực: xương đòn và xương sườn, tiếng thở và nhịp tim
  • Bụng: vết thương bụng sâu cần phẫu thuật thăm dò, vết thương nông và khám trực tràng khi cần thiết.
  • Xương chậu và tứ chi: gãy xương, mạch ngoại vi, vết cắt, vết bầm tím và vết thương nhẹ khác.
Cận lâm sàng:

Sau khi đứa trẻ được ổn định và khi có chỉ định, cận lâm sàng có thể được thực hiện ( Nhìn chung, các xét nghiệm này hữu ích, tùy thuộc vào loại chấn thương:

X-quang: tùy thuộc vào tổn thương nghi ngờ (có thể bao gồm ngực, bên cổ, xương chậu, cột sống cổ với tất cả bảy đốt sống, xương dài và xương sọ).

  • Siêu âm: siêu âm bụng tổng quát có thể hữu ích trong việc chẩn đoán xuất huyết nội hoặc tổn thương nội tạng.
Điều trị

Khi đứa trẻ ổn đị nh, tiếp tục theo dõi để đạt được và duy trì cân bằng nội môi, nếu cần thiết, sắp xếp chuyển viện an toàn đến bệnh viện tuyến trên hoặc bệnh viện chuyên khoa.

„ Trong trường hợp không có chấn thương đầu, tiêm mạch morphine 0,05-0,1 mg/kg tĩnh mạch để giảm đau, tăng liều 0,01-0,02 mg/kg mỗi 10 phút cho đến đau được kiểm soát. Giảm đau và trấn an bệnh nhân nên được tiến hành xuyên suốt trong các giai đoạn chăm sóc trẻ.

„ Nếu có dấu hiệu của sốc, truyền 20 ml/kg Normal saline, và đánh giá lại .

„ Nếu có chỉ định truyền máu sau xuất huyết, truyền 20 ml/kg máu toàn phần hoặc 10 ml/kg hồng cầu lắng.

„ Điều chỉnh hạ đường huyết.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*