Suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng cấp nặng được định nghĩa theo những hướng dẫn là sự xuất hiện phù ở cả hai chân hoặc tình trạng giảm cân rất nặng (tỷ lệ cân nặng theo chiều cao/chiều dài < -3SD hoặc chu vi giữa cánh tay < 115mm). Không có sự phân biệt giữa những đặc điểm lâm sàng của thể Kwashiorkor hoặc thể teo đét bởi vì điều trị như nhau.

Những đứa trẻ có cân nặng theo tuổi < -3SD có thể là vóc dáng người nhỏ (còi cọc) nhưng không có tình trạng giảm cân nặng. Những đứa trẻ còi cọc không có tình trạng giảm cân nặng không cần thiết nhập viện nếu chúng không mắc những bệnh nghiêm trọng.

1. Chẩn đoán

Những yếu tố chẩn đoán chủ yếu:

  • Tỷ lệ cân nặng theo chiều dài/chiều cao < -3SD (gầy mòn)  hoặc
  • Chu vi giữa cánh tay < 115 mm hoặc
  • Phù hai chân (thể Kwashiorkor có thể kèm hoặc không tình trạng gầy mòn)

Những trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng nên được đánh giá đầu tiên với thăm khám lâm sàng toàn diện để xác định có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, biến chứng và tình trạng thèm ăn.

Những trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng với tình trạng mất cảm giác thèm ăn hoặc có những biến chứng gọi là suy dinh dưỡng cấp nặng biến chứng nên được nhập viện, điều trị nội trú. Những trẻ có cảm giác ăn ngon và không có biến chứng có thể được điều trị ngoại trú.

2. Tiếp cận ban đầu

Đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hay dấu hiệu cấp cứu và khai thác bệnh sử liên quan:

  • Thức ăn và thức uống mới được cho ăn
  • Chế độ ăn thường ngày trước khi mắc những bệnh hiện tại
  • Bú mẹ
  • Thời gian và tái phát tiêu chảy và nôn ói
  • Loại tiêu chảy (nhày hay máu)
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Hoàn cảnh gia đình
  • Ho > 2 tuần
  • Tiếp xúc nguồn lao
  • Vừa tiếp xúc người bị sởi
  • Nhiễm HIV xác định hoặc nghi ngờ

Khám lâm sàng, tìm các dấu hiệu:

  • Sốc: hôn mê hoặc mất ý thức, chi lạnh, thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài (> 3giây) hoặc mạch nhanh nhẹ và huyết áp thấp.
  • Dấu hiệu mất nước
  • Tím tái nặng
  • Phù lõm hai bên
  • Dấu hiệu thiếu vitamin A ở mắt:
    • Khô kết mạc hoặc giác mạc
    • Loét giác mạc

Dấu phù nề ở trên lưng của bàn chân. Khi ấn xuống một vài giây, một vết lõm còn lại sau khi ngón tay được lấy ra

  • Nhuyễn giác mạc (keratomalacia)

Những trẻ có tình trạng thiếu vitamin A thường có triệu chứng sợ ánh sáng và sẽ luôn nhắm mắt. Thăm khám nhẹ nhàng rất quan trọng để tránh gây thủng giác mạc.

  • Dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ: nhiễm trùng tai và họng, viêm da, viêm phổi.
  • Dấu hiệu nhiễm HIV
  • Sốt (nhiệt độ ≥ 37,5oC hoặc 99,6oF) hoặc hạ thân nhiệt (nhiệt độ hậu môn < 35,5oC hay 95,9oF)
  • Loét miệng
  • Thay đổi da trong Kwashiorkor:
    • Tăng hay giảm sắc tố da
    • Tróc vảy
    • Loét da (lan rộng đến các chi, đùi, cơ quan sinh dục, háng và phía sau tai)
    • Tổn thương dò thường là nhiễm trùng thứ phát (nhiễm Candida)
  • Hướng dẫn kiểm tra sự thèm ăn
    • Kiểm tra nếu trẻ có thèm ăn có thể cung cấp những thực phẩm dùng cho điều trị

Xét nghiệm cận lâm sàng nên làm tầm soát cho Hb hoặc EVF, đặc biệt nếu có tình trạng tím tái nặng.

3. Tổ chức điều trị

Trẻ còn thèm ăn (test thèm ăn (+) ) và tổng trạng tốt có thể được điều trị ngoại trú dành cho suy dinh dưỡng rất nặng không biến chứng. Những trẻ có tình trạng phù nặng (+++) hoặc mất cảm giác thèm ăn (test thèm ăn (-)) hoặc có một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc biến chứng cần được nhập viện để điều trị nội trú.

„ Khi nhập viện, những đứa trẻ suy dinh dưỡng rất nặng có biến chứng cần được cách ly với những trẻ nhiễm trùng và được chăm sóc ở những khu vực ấm (25-30oC và không có gió luồng) hoặc trong một đơn vị dinh dưỡng đặc biệt nếu có, được theo dõi định kì.

Cơ sở vật chất và nhân lực đầy đủ phải được sẵn sàng để đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo các thức ăn thích hợp cho điều trị và để nuôi trẻ thường xuyên, cả ngày và đêm. Máy đo cân nặng chuẩn rất cần thiết và ghi lại tất cả quá trình nuôi ăn và cân nặng của trẻ hoặc những số liệu chiều cao, cân nặng cần được lưu trữ trong suốt quá trình theo dõi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*