Sốt và truyền dịch

Khuyến khích bú mẹ thường xuyên để phòng ngừa hạ đường huyết. Nếu trẻ không thể bú thì, nuôi ăn bằng sữa mẹ vắt ra thông qua sonde mũi dạ dày.

1.  Kiểm soát dịch truyền

  • Không nuôi ăn qua đường miệng nếu tắt ruột, viêm ruột hoại tử, hay không thể chịu đựng được như trường hợp bụng căng tướng hay nôn ra mọi thứ.
  • Không nuôi ăn đường miệng trong giai đoạn cấp tính, như li bì, hôn mê hay co giật thường xuyên.

Nếu có chỉ định nuôi bằng đường tĩnh mạch, giảm thể tích sữa nuôi ăn qua miệng và dạ dày. Dung dịch nuôi ăn tĩnh mạch cần phải đảm bảo chính xác tốc độ truyền

Tăng dần liều dung dịch tĩnh mạch truyền trong 3-5 ngày đầu (tổng lượng, gồm qua đường miệng và cả tĩnh mạch).

Ngày 1                                60ml/kg/ngày

Ngày 2                                90ml/kg/ngày

Ngày 3                                120ml/kg/ngày

Sau đó tăng lên                 150ml/kg/ngày

Khi trẻ dung nạp tốt qua đường miệng, lương dịch có thể tăng lên 180ml/ kg/ngày sau vài ngày. Nên cẩn thân truyền dịch tĩnh mạch cho trẻ vì có thể dẫn đến quá tải nhanh chóng. Không vượt quá 100 ml/kg/ngày truyền tĩnh mạch, nếu trẻ không trong tình tr. thiếu nước, chiếu đèn hay nằm lồng ấp.

Lượng dịch này là tổng nhu cầu cơ bản của trẻ bao gồm cả lượng dịch nuôi ăn qua đường miệng.

  • Cho thêm dịch nếu trẻ đang nằm lồng ấp (1,2- 1,5 lần)
  • Trong 2 ngày đầu truyền tĩnh mạch glucose 10%. Từ ngày thứ 2 nên thêm natri vào dịch truyền

Theo dõi truyền tĩnh mạch cẩn thận

  • Sử dụng máy theo dõi
  • Tính tốc độ truyền
  • Kiểm tra tốc độ truyền và thể tích truyền mỗi giờ
  • Đo cân nặng trẻ mỗi ngày
  • Nhìn mặt trẻ có bị sưng, nếu có thì giảm dịch truyền xuống thấp nhất hay, ngưng truyền. Chuyển bú sữa mẹ hay nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày ngay khi có thể.

2.       Oxy liệu pháp

„ Đối với trẻ sơ sinh hay nhũ nhi cần cho thở oxy khi:

  • Tím trung tâm hay khó thở
  • Thở rên
  • Suy hô hấp
  • Thở co lõm ngực nặng
  • Thở gật gù (tình trạng suy hô hấp nặng)

 Sử dụng máy đo SpO để theo dõi và chỉ định thở oxy. Nên thở oxy nếu SpO máu < 90%, duy trì mức SpO > 90%. Cho trẻ ngừng thở oxy nếu

Thở oxy qua cannula mũi là phương pháp thích hợp với lứa tuổi này hơn với tốc độ 0,5-1 l/phút, tăng lên 2l/phút trong những trường hợp suy hô hấp nặng để đạt độ bão hòa oxy > 90%. Nên làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đàm nhớt thường xuyên nếu trẻ tăng tiết đàm. Oxy có thể ngưng nếu tổng trạng trẻ cải thiện và các dấu hiệu trên không còn nữa.SpO > 90% với khí trời.

3. Sốt

Không nên sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol để kiểm soát sốt ở trẻ nhũ nhi, kiểm tra nhiệt độ môi trường. Nếu cần thiết, cởi bỏ quần áo trẻ đang mặc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*