Khả năng trộn đều một hỗn hợp phụ thuộc vào tỷ lệ giữa các thành phần và kích thước tiểu phân của chúng.
Nếu tỉ lệ dược chất-tá dược đủ lớn, chỉ cần trộn trực tiếp một giai đoạn là có thể thu được hỗn hợp đạt yêu cầu về đông nhất. Khi tỉ lệ dược chất nhỏ hơn 10% trộn trực tiếp một giai đoạn không đảm bảo thu được một hỗn hợp đồng nhất, khi đó cần phải trộn hai giai đoạn, qua giai đoạn trộn tạo hỗn hợp bột mẹ. Bột mẹ được tạo ra bằng cách trộn dược chất với một phần tá dược sau đó sử dụng hỗn hợp bột mẹ để trộn với phần tá dược còn lại.
Khi lượng dược chất nhỏ hơn 1% kỹ thuật trộn hai giai đoạn cũng không thích hợp, khi đó hỗn hợp cần được trộn bằng kỹ thuật trộn đồng lượn. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp trộn theo cấp số nhân, sử dụng nhiều trong thí nghiệm. Tuy nhiên dược chất chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nữa thì kỹ thuật trộn đồng lượng cũng không thích hợp. Khi đó cần hòa tan dược chất trong dung môi để trộn với hỗn hợp ta dược. Theo cách này dịch lỏng được phân bố đều trên bề mặt các tiểu phân tá dược, về mặt lý thuyết đạt được độ đồng đều về hàm lượng lý tưởng.
Bên cạnh các kỹ thuật trên cần chú ý đến các đặc tính bề mặt hay không của các chất để sử dụng thiết bị trộn phù hợp.
- Yêu cầu về thiết bị trộn
Các thiết bị trộn cần thỏa mãn:
- Khối bột cần trộn có thể được dàn trải ra thích hợp và không chiếm quá 60% thể tích thiết bị.
- Các tiểu phân có thể dịch chuyển theo cả ba hướng.
- Lực chia cắt thích hợp để có thể tránh sự kết tập các tiểu phân, nhưng mặt khác phải không được có các lực ly tâm để làm phân tách các tiểu phân do sự khác nhau về khối lượng.
- Các lực trộn không được gây ra sự gẫy vỡ các tiểu phân vì vậy tránh được sự phân tách không đều, do sự khác nhau về kích thước tiểu phân.
- Qúa trình trộn nên được dừng đột ngột, giảm từ từ các lực trong một hướng có thế gây ra sự phân lập.
Trong công nghiệp bào chế hiện nay, thiết bị trộn có thể phân thành hai loại:
+ Thiết bị trộn có thùng chứa chuyển động (thiết bị trộn tạo ra sự nhào lộn)
+ Thiết bị trộn có thùng chứa tĩnh và các cánh trộn chuyển động.
- Cơ chế của quá trình trộn
Trộn nhằm mục đích tạo ra sự phân bố ngẫu nhiên của các tiểu phân do chuyển động tương đối của các tiểu phân này với tiểu phân khác. Cơ chế đóng vai trò chính của quá trình trộn bao gồm:
- Trộn đối lưu:
Chuyển dịch các nhóm của các tiểu phân liền kề từ một vị trí này đến một vị trí khác trong khối bột.
- Trộn khuếch tán :
Phân tán lại các tiểu phân bằng chuyển dịch ngẫu nhiên vị trí tương đối của các tiểu phân với nhau, phân bố các tiểu phân trên khắp bề mặt mới tạo thành.
- Biến dạng (chia cắt)
Là cơ chế thay đổi vị trí tương đối của các thành phần qua việc tạo thành các mặt phẳng trượt trong hỗn hợp.
Khuếch tán đôi khi được hiểu như là quá trình trộn vi mô trong khi đó đối lưu được hiểu như một quá trình trộn vĩ mô.
Tất cả các cơ chế trên tác động đồng thời với mức độ khác nhau trong quá trình trộn và mức độ tác động từng loại cơ chế khác nhau ở các thiết bị khác nhau
Để lại một phản hồi