7 phương pháp chăm sóc dạ dày để không lo bị bệnh

Hầu hết chúng ta đều chỉ biết đến ăn uống đẩy đủ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp để bảo vệ dạ dày một cách tốt nhất.

Nếu chỉ như vậy thì chưa đủ, ngay cả thói quen ăn uống hàng ngày cũng có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày.

Cuộc sống bận rộn, kéo con người vào vòng xoay của áp lực, thời gian và công việc. Điều này không thể tránh khỏi những bữa ăn thất đường, ăn nhanh vội vã cho kịp thời gian, thậm chí là không quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là lý do số các mắc các bệnh lý về dạ dày liên tục tăng cao.

Không còn cách nào khác, hãy tự chăm sóc bản thân và “thương” lấy dạ dày của bạn với 7 phương pháp chăm sóc và bảo vệ dạ dày tốt nhất, khỏi lo bệnh dạ dày “viếng thăm”.

  1. Hãy chú ý đến vệ sinh, thực phẩm

Đây là vấn đề “muôn thủa” luôn được nhắc đến hàng ngày và là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến khi nói đến nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày. Có thể đến từ thực phẩm bị nhiễm độc, hóa chất, không vệ sinh cơ thể, rửa tay trước khi ăn.

Thịt, rau, trái cây tươi phải được rửa sạch sẽ để tránh bị nhiễm độc thực phẩm, ăn phải vi khuẩn. Không nên ăn lại thức ăn thừa, đồ ăn đã ôi thiu

Còn một điều bạn nên nhớ, dạ dày thích những gì ấm áp, dịu nhẹ và ghét những thứ nguội lạnh gây kích thích. Vì vậy, chuyên gia khuyên tiêu thụ thực phẩm ở dạng lạnh (đông đá) hoặc thực phẩm có tính hàn làm cho dạ dày đễ cảm lạnh hay kích thích

Đối với người bị bệnh dạ dày, đừng quên lựa chọn bánh mì là thực đớn trong bữa ăn hàng ngày, đó là “bạn đồng hành” thân thiết của bạn.

  1. Uống nước đúng cách

Ai cũng cần uống nước để cung cấp sự sống cho cơ thể, điều quan trọng là uống nước như thế nào là đúng cách, uống bao nhiêu nước là đủ? Nếu muốn dạ dày luôn khỏe mạnh thì lại càng phải chú trọng việc uống nước sao cho đúng và lành mạnh.

Các chuyên gia tiêu hóa khuyên bạn nên uống ít nhất một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để làm sạch đường ruột, kích thích dạ dày hoạt động trơn tru và chuẩn bị đón tiếp bữa ăn sáng và bắt đầu quá trình tiêu hóa.

uong-nuoc-am
Hãy uống nước ấm vào buổi sáng sẽ tốt cho dạ dày của bạn

Vào khoảng 10 giờ, là khoảng thời gian cơ thể cần được bổ sung nước để tiếp tục hoạt động thanh lọc, đào thải độc tố. Sau đó uống thêm một lần nữa vào trước bữa ăn trưa. Buổi chiều, bạn có thẻ tiếp tục uống vào lúc 3 giờ, và sau bữa ăn tố lại tiếp tục uống thêm nước, nhâm nhi tách trà nóng cũng là lựa chọn tốt cho bạn

Nhu cầu sử dụng nước của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng thông bạn có thể uống 6-8 ly nước mỗi này, cách mỗi 2 tiếng bạn lại nên uống nước một lần. Tốt nhất là không uống sau 9h30 tối để tránh mắt bị phù nề vào sáng hôm sau.

  1. Ăn chậm nhai kỹ

Dạ dày giữ chức năng chủ yếu là tiêu hóa thức ăn, nghiền nát thức ăn và chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng và hỗ trợ các bộ phận hỗ trợ khác của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu biết cách làm giảm gánh nặng, dạ dày không phải hoạt động hết công suất, quá tải sẽ giúp cho dạ dày của bạn luôn khỏe mạnh. Đó là ăn chậm nhãi kỹ

Khi ăn, bạn nên cố gắng nhai kỹ, để thức ăn được nhào nặn liên tục, thấm nhiều nước bọt. Các enzym có trong nước bọt sẽ giúp cắt nhỏ thức ăn khi đi xuống dạ dày và giảm tải gánh nặng, không phải lao lực quá sức.

  1. Xoa bụng

Đây là hành động bạn thường làm khi xuất hiện cơn đau bụng hoặc đầy hơi khó chịu. Vậy thì đừng nên bỏ qua thói quen xoa bụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy rốn làm trung tâm, đặt hai lòng bàn tay lên bụng và xoa tròn 30 lần về hướng bên trái, 30 lần bên phải. Nên xoa nhẹ nhàng khi bắt đầu, sau đó tăng mạnh dần lên. Cũng có thể tiện tay xoa lan ra phía eo lưng.

Làm theo cách này liên tục một thời gian, sẽ cải thiện hoạt động tiêu hóa thức ăn đáng kể. Ngoài ra còn giúp hạn chế chứng ợ hơi và trào ngược dạ dày.

Đừng chủ quan với 10 triệu chứng trào ngược dạ dày có thể gây ung thư thực quản… Tìm hiểu ngay để chủ động phòng ngừa!

  1. Luôn giữ ấm bụng

Ở mọi điều kiện thời tiết, cơ thể và vùng bụng của bạn cũng có nguy cơ bị cảm lạnh, vì vậy hãy chú ý giữ ấm vùng bụng, tránh mặc quần áo phong phanh khi đi ra đường hay ở nhà

Rất nhiều người thường có thói quen ngủ cởi trần vào mùa hè mà không để ý tới sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm dễ làm cho dạ dày bị cảm lạnh

Những người bị viêm dạ dày mãn tính cần đặc biệt chú ý, mặc quần áo kín vùng bụng, đắp chăn che bụng để tránh làm cho dạ dày bị lạnh, gây ra đau hoặc làm bệnh nặng thêm.

  1. Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm lý là sợi dây xuyên suốt và có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và đường ruột, khi tâm trạng buồn bực chán nản hoặc ở trạng thái tiêu cực, sẽ gây chán ăn hoặc ăn uống thất thường, bụng dạ kém, dạ dày tiết nhiều acid, khó tiêu…

dieu-tri-viem-loet-da-day-1

Các chuyên gia cũng cho biết, tâm trạng tiêu cực cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề liên quan đến dạ dày, tá tràng, các mạch. Vì vậy, cách tốt nhất là luôn luôn duy trì một tâm trạng hạnh phúc, vui vẻ, an nhiên tự tại.

Có thể bạn chưa biết: Trào ngược dạ dày và stress có mối quan hệ thân thiết với nhau!

  1. Tập thể dục hợp lý

Hoạt động thể dục là việc bạn nên thực hiện hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, để dạ dày được khỏe mạnh bạn cũng cần chú ý đến cường độ và thời gian tập luyện phù hợp

Để dạ dày có thể “thảnh thơi” tránh bị xóc, tổn thương mạnh, căng tức, bạn không nên tập thể dục trong vòng 1 tiếng sau các bữa ăn. Tốt nhất nên nghỉ ngơi thư giãn từ 30-60 phút sau bữa ăn để dạ dày làm việc trong tư thế thoải mái nhất.

Đồng thời, ăn xong không nên đi ngủ hoặc nằm ngay, nên ngồi thẳng khoảng 3-4 tiếng để thức ăn dễ dàng tiêu hóa, tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Nếu như bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa, dạ dày. Hãy gọi ngay cho nhà thuốc Hải Sáu  0981 199 836 – 0902 196 672 để được tư vấn, chẩn đoán chính xác về bệnh cũng như hướng dẫn điều trị tốt nhất


Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*