Contents
Phù phổi cấp là một cấp cứu nội khoa, do tình trạng thanh dịch từ huyết tương của mao mạch phổi tràn ngập đột ngột, dữ dội , nhanh chóng , đầu tiên vào khoang mô kẽ, phế nang rồi tràn vào đường hô hấp, gây nên tình trạng khó thở cấp tính.
I.NGUYÊN NHÂN:
1. Mất cân bằng các lực Starling:
a. Tăng áp lực mao mạch phổi:
– Suy tim trái.
– Hẹp van 2 lá.
– Tăng áp động mạch phổi.
b. Giảm áp lực keo:
– Bệnh thận, gan, ruột, dạ dày, dinh dưỡng.
c. Tăng áp lực âm mô kẻ:
-Chọc tháo tràn dịch- khí màng phổi nhanh với áp lực âm mạnh.
-Áp lực âm nhiều trong tắc nghẽn đường thở cấp tính kèm tăng thể tích cuối kỳ thở ra : hen phế quản.
2. Rối loạn tính thấm màng phế nang- mao mạch:
a. Nhiễm trùng.
b. Nhiễm độc.
c. Viêm phổi cấp do xạ trị.
d. Hít các chất acid từ dạ dày.
e. Chất vận mạch nội sinh:Histamins, kinines.
f. Đông máu nội mạch lan tỏa.
g. Choáng phổi.
h. Đa chấn thương nặng.
k. Viêm tuỵ xuất huyết cấp.
3. Suy hệ bạch mạch:
a. Sau ghép phổi.
b. Carcinom dạng viêm bạch mạch.
c. Bệnh bụi phổi.
4. Nguyên nhân khác:
a.Quá liều heroin.
b. Tắc mạch phổi.
c. Tiền sản giật.
d. Sau chuyển nhịp.
e. Sau gây mê.
f. Sau lọc thận nhân tạo.
II. CHẨN ĐOÁN:
A. PHÙ PHỔI CẤP DO TIM:
1. Lâm sàng:
1.1.Triệu chứng cơ năng:
-Cảm giác ngộp thở nhiều.
-Lo lắng, hốt hoảng.
-Vật vả.
1.2.Triệu chứng thực thể:
a. Nhìn:
– Thở nhanh, vả mồ hôi.
– Co kéo cơ hô hấp phụ.
– Ho, khạc bọt màu hồng.
– Đầu chi tím tái.
b. Sờ: – Mạch nhanh. – Huyết áp tăng.
c. Nghe:
-Rales ẩm, ngáy, rít từ đáy phổi dâng lên càng ngày càng nhanh, tràn ngập hai phế trường.
– Tim: khó nghe do đầy rales ở phổi.
2. Cận lâm sàng:
2.1. X quang ngực thẳng:
– Nhòa các bờ mạch máu ở rốn phổi.
– Dãn gốc động mạch phổi.
– Xuất hiện các đường Kerly A, B hướng về rốn phổi, vùng góc sườn hoành.
– Có thể có tràn dịch màng phổi.
– Hình mờ dạng nốt tụ lại với nhau: dạng bông tuyết hay lan tỏa từ rốn phổi ra ngoài: hình cánh bướm.
2.2. ECG: – Dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp hay rối loạn nhịp tim?
2.3. Siêu âm tim: – Bệnh van tim, nốt sùi trên van tim, rối loạn chuyển động vùng, giảm EF.
2.4. Xét nghiệm:
– Công thức máu, Gs, đông máu toàn bộ. – Ion đồ. – Bun, Creatinin, SGOT, SGPT.
– Khí máu động mạch: CO2 có thể giảm và kiềm máu do tăng thông khí, 50% bệnh nhân phù phổi cấp có CO 2 máu bình thường hoặc hơi tăng, có hơn 80% bệnh nhân toan máu nhẹ.
B. PHÙ PHỔI CẤP DO TỔN THƯƠNG:
1. LÂM SÀNG:
– Thường xảy ra từ từ và nặng dần lên sau khi có nguyên nhân tác động khoảng 12—72 giờ. Bệnh cảnh nổi bật là suy hô hấp cấp.
a. Giai đoạn sớm: bệnh nhân có tăng tần số hô hấp.
b. Giai đoạn kế : – Bệnh nhân bắt đầu tím tái nhẹ, triệu chứng khó thở tăng, nhịp thở tăng. – Khám phổi : có thể có rales ẩm ở hai phổi.
c. Giai đoạn trễ: – Tần số hô hấp tăng nhiều. – PaCO 2 tăng và PaO 2 giảm nhiều do thể tích khí lưu thông giảm.
2. CẬN LÂM SÀNG:
a. Khí máu động mạch: – Giai đoạn đầu: PaO 2 giảm , PaCO 2 bình thường hoặc giảm nhẹ. – Giai đoạn nặng: PaO 2 giảm nhiều hơn, PaCO 2 tăng.
b. X quang phổi:
– Phù toàn bộ mô kẻ: hình ảnh “ phổi trắng “.
– Phù phế nang: hình ảnh các nốt trắng nhỏ, đậm, quần tụ lại với nhau ở cả hai phế trường. – Bóng tim không to.
C. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1.Do tim và hen phế quản:
– Cả hai đều có hiên tượng : khó thở nhiều, phải ngồi dậy mới dễ thở hơn, có dấu mạch nghịch, rales rít lan tỏa hai phổi.
– Trong bệnh hen phế quản: bệnh có tiền căn hen phế quản từ trước , không đổ mồ hôi nhiều, sử dụng cơ hô hấp phụ rõ ràng, lồng ngực căng phồng , gõ vang, rales rít tần số cao hơn, rales ngáy và rales ẩm ít hơn, có giảm ôxy máu nhưng không gây đến mức tím tái.
2. Do tim và không do tim:
– Do tim: thường xảy ra sau một sự cố tim mạch cấp. Khám thấy: tĩnh mạch cổ nổi, chi lạnh, nghe phổi : có rất nhiều rales ẩm.
Trên ECG: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim cấp.
Trên X quang phổi : hình mờ từ rốn phổi lan ra ngoại biên.
Xét nghiệm : men tim tăng.
– Không do tim: bệnh cảnh lâm sàng thường xuất phát từ một nguyên nhân đã biết. Nghe phổi: có ít hoặc không có rales ẩm. Trên X quang phổi: tổn thương dạng mờ ở ngoại biên.
III. ĐIỀU TRỊ:
A. ĐIỀU TRỊ PHÙ PHỔI CẤP DO TIM:
1. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG:
1.1. Điều trị hỗ trợ ban đầu:
a. Tư thế bệnh nhân: – Ngồi hoặc quay đầu giường cao.
b. Ôxy liệu pháp: – Mục tiêu nâng PaO 2 trên 60 mmHg.
– Thở ôxy ẩm 10 l/p qua mask túi dự trữ.
– Đặt nội khí quản và thở máy.
2. Điều trị bằng thuốc:
a. Furosemide tĩnh mạch: – Khởi đầu 10—20 mg TM chậm :bệnh nhân chưa từng dùng qua Furosemide. – Liều 40—80 mg TM :bệnh nhân đã có dùng Furosemide -Tối đa: 200 mg.
-Nếu chưa cải thiện lâm sàng : truyền TM liên tục 10—40 mg/ giờ tuỳ theo chức năng thận.
b. Nitroglycerin và các nitrates: – Ngậm nitroglycerin 5 mg dưới lưỡi. -Khởi đầu truyền TM 0.2 µg /kg/phút, tăng dần 0.1—0.2µg/kg/phút mỗi 5 phút đến lúc giảm triệu chứng khó thở.
– Xảy ra mạch chậm thì dùng Atropin 0.5—1 mg TM.
c. Morphin Sulphate: -Liều 2—5 mg TM/ 10—25 phút. -Thận trọng ở bệnh nhân COPD và hen phế quản.
d. Dobutamin: – Bắt đầu 1—2 µg/kg/phút tăng dần đến lúc có hiệu quả lâm sàng.
B. ĐIỀU TRỊ PHÙ PHỔI CẤP DO TỔN THƯƠNG :
1. Ôxy liệu pháp: Thở ôxy ẩm qua mặt nạ: 8—10 lít/phút khi PaO 2 < 60 mmHg và PaCO 2 < 40 mmHg.
2. Đặt nội khí quản, thở máy: nếu không tăng được PaO 2 lên ≥ 60 mmHg với ôxy mặt nạ 100% hoặc tần số hô hấp > 30 lần / phút .
Phương thức A/C với tần số: 10- 12 lần/ phút, Vt: 8—10 ml/kg, PEEP: 5 cm H2O,FiO 2: 100%. 3. Corticoide liều cao: 15—30 mg/kgx2—3 ngày.
4. Các biện pháp khác: – Lọc thận nhân tạo. – Phù phổi cấp do ngộ độc heroin: Naloxon 4mg 01 ống TM. – Phù phổi cấp do nhiễm trùng: Kháng sinh. – Toan huyết nặng: Dung dịch Bicarbonat 4,2% 250ml( sử dụng tạm thời).
Để lại một phản hồi