Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Hơn 50% trẻ sinh sơ sinh bình thường và hơn 80% trẻ sinh non có xuất hiện vàng da. Vàng da có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.

1.Vàng da

Vàng da sinh lý:

  • Vàng da, vàng mắt nhưng không có dấu hiệu bất thường nào ở bên dưới.
Vàng da bệnh lý:
  • Xuất hiện trong ngày đầu sau sinh
  • Kéo dài hơn 14 ngày ở trẻ đủ tháng và trên 21 ngày ở trẻ non tháng
  • Kèm sốt
  • Vàng sa sậm: vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các nguyên nhân gây vàng da bệnh lý:
  • Nhiễm trùng nặng
  • Tán huyết do thiếu men G6PD hoặc bất đồng nhóm máu mẹ và con
  • Giang mai bẩm sinh  hoặc các tình trạng nhiễm trùng bào thai khác
  • Bệnh lý gan mật như viêm gan, teo đường mật (phân bạc màu, nước tiểu sậm màu)
  • Suy giáp bẩm
Thăm khám trẻ vàng da:

Những trẻ sơ sinh có một trong các dấu hiệu sau cần được theo dõi sát diễn tiến vàng da bằng bilirubin máu:

  • Trẻ sơ sinh xuất hiện vàng da trong ngày đầu sau sinh
  • Tất cả trẻ sinh non (<35 tuần) xuất hiện vàng da trong ngày thứ 2 sau sinh
  • Trẻ vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân ở bất kỳ thời điểm nào. Các xét nghiệm khác bao gồm:
  • Hemoglobin
  • Huyết đồ giúp xác định tình trạng nhiễm trùng nặng (neutrophil cao hoặc thấp với band > 20%) và dấu hiệu tán huyết
  • Nhóm máu của mẹ và con, Coombs test
  • Huyết thanh chẩn đoán giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục
  • Tầm soát thiếu men G6PD, chức năng tuyến giáp, siêu âm gan mật
Điều trị vàng da:

„ Chiếu đèn trong các trường hợp:

  • Vàng da trong ngày 1
  • Vàng da sậm đến lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Vàng da ở trẻ sinh non
  • Vàng da do tán huyết
Điều trị vàng da dựa vào mức bilirubin máu:

 

 

 

 

 

 

Ngày tuổi

Chiếu đèn                              Thay máua
 

Trẻ khỏe mạnh ≥ 35 tuần

Trẻ sinh non

< 35 tuần hay bất cứ yếu tố nguy cơ nàob

 

 

Trẻ khỏe mạnh

≥35 tuần

Trẻ sinh non

<35 tuần hay bất cứ yếu tố nguy cơ nào

Ngày 1 Bất cứ vàng da nào thấy đượcc 269 µmol/l

(15 mg/dl)

220 µmol/l

(10 mg/dl)

Ngày 2 260 µmol/l

(15 mg/dl)

170 µmol/l

(10 mg/dl)

425 µmol/l

(25 mg/dl)

260 µmol/l

(15 mg/dl)

Từ ngày 3 310 µmol/l

(18 mg/dl)

250 µmol/l

(15 mg/dl)

425 µmol/l

(25 mg/dl)

340 µmol/l

(20 mg/dl)

a Thay máu không được mô tả chi tiết trong cuốn sách này. Ngưỡng bilirubin để thay máu được dùng ở những cơ sở y tế có khả năng thực hiện thủ thuật này.

b Yếu tố nguy cơ bao gồm nhẹ cân (< 2,5kg hoặc nhỏ hơn 37 tuần tuổi thai), tán huyết, nhiễm trùng.

c Vàng da ở bất cứ vùng nào của cơ thể trong ngày đầu.

Tiếp tục chiếu đèn cho đến khi nồng độ bilirubin thấp hơn ngưỡng phải can thiệp hoặc đến khi trẻ khỏe hơn và không còn vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Nếu nồng độ bilirubin vượt quá ngưỡng phải thay máu, phải tiến hành thay máu nếu có thể hoặc chuyển đến tuyến trên.

Kháng sinh

„ Khi nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng sơ sinh và giang mai bẩm sinh được chẩn đoán.

Kháng sốt rét

„ Nếu trẻ sốt và sống trong vùng dịch tễ sốt rét, phết máu tìm ký sinh trùng sốt rét và dùng thuốc chống sốt rét nếu có thể.

„ Khuyến khích mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

2.    Viêm kết mạc

Mắt có ghèn và viêm kết mạc nhẹ:

„ Điều trị ngoại trú nếu trẻ không có dấu hiệu nặng

„ Hướng dẫn mẹ cách rửa mắt bằng nước muối sinh lý và tra thuốc mỡ vào mắt trẻ 4 lần một ngày trong 5 ngày.

„ Bà mẹ cần phải rửa tay trước và sau khi thực hiện.

„ Cho bà mẹ một tube thuốc mỡ tetracyclin hoặc cloraphenicol để tra mắt cho trẻ.

Khám lại sau 48h nếu triệu chứng không cải thiện. Viêm kết mạc nặng (chảy  mủ  hoặc  sưng  mí mắt)

thường liên quan đến nhiễm lậu cầu. Trường hợp này phải điều trị nội trú, do nguy cơ gây mù lòa cao, và cần phải thăm khám trẻ hai lần một ngày.

„ Rửa mắt để mắt trẻ càng sạch mủ càng tốt

„ Dùng kháng sinh cefitriaxone (50mg/kg hoặc đến liều tối đa 150mg/kg tiêm bắp một lần/ ngày) hoặc kanamycine (25 mg/ kg, tối đa 75 mg/kg tiêm bắp một lần/ngày) hoặc tùy theo phác đồ điều trị hiện có.

Đồng thời sử dụng kháng sinh:

tetracycline

„ cloraphenicol tra mắt.

Đồng thời điều trị cho mẹ và cha cho những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục bằng amoxicillin, spectinomycin hoặc ciprofloxacin cho nhiễm lậu cầu, tetracyclin cho Clamydia, tùy thuộc vào tình hình kháng thuốc và phác đồ điều trị bệnh lây qua đường tình dục của từng quốc gia.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*