Mất ngủ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người trong đó có bạn và thật khó chịu khi bạn thức giấc mới tình trạng người uể oải, mệt mỏi, chân tay bủn rủn.
Nếu bạn thường xuyên gặp phải chứng mất ngủ, tâm lý bất ổn, ngủ không sâu giấc thì có thể dùng ngay các bài thuốc trị chứng mất ngủ cực đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
Theo Đông y, phương pháp ngâm chân chữa mất ngủ như nước nóng với dấm, muối, sả, thảo dược khác đều được gọi là “Dược dục liệu pháp”
Bài 1: Chỉ cần đổ nước nóng mới đun sôi ra chậu, đến khi nào nước ấm thì hãy ngâm cả hai chân khoảng 20 phút, ngày ngâm 1-2 lần, nên ngâm trước khi đi ngủ
Cách này giúp khí huyết lưu thông, tinh thần thư giãn, hạn chế tâm lý bất an khi ngủ.
Bài 2: Dùng 1 củ gừng to, 2 lít nước nguội, 20gr muối. Gừng rửa sạch dập nát. Đun sôi nước và cho muối, và cho gừng vào đun thêm 5 phút. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi ngâm cả hai chân vào nước ấm già.
Cách này tăng cường lưu thông khí huyết , kích thích các dây thần kinh, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, nhẹ nhõm, dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
Bài 3: Dùng ngô thù du 20g, dấm gạo. Ngô thù du cho vào nồi sắc lấy nước, bỏ bã, hòa cùng cùng dấm gạo rồi ngâm cả hai chân vào nước đang còn ấm khoảng 30 phút, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Cách này làm cho tâm và thận giao hoà, ngủ ngon và sâu giấc hơn
Bài 4: Bài thuốc ngâm chân
Nguyên liệu: Từ thạch20g , chính ngữ gia 20g; phục thần 15g, ngũ vị tử 10g.
Bỏ từ thạch vào ấm sắc với nước khoảng 30 phút, sau đó cho thêm các vị thuốc khác vào sắc tiếp 30 phút. Lọc lấy nước cho ra chậu và ngâm hai chân khi nước vẫn nóng già khoảng 20 phút. Kết hợp dùng nước thuốc xoa lên vùng trái và thái dương.
Bài 5: Đan sâm 20g, hoàng liên 12g, bạch truật 15g, viễn chí 10g, trân châu mẫu 10g, toan táo nhân 15g. Đem tất vào nồi sắc, đun sôi khoảng 30 phút, rồi đổ ra chậu và ngâm khoảng 30 phút. Cách này giúp loại bỏ khí lạnh.
Có thể cho thêm các nguyên liệu sau vào nước ngâm chân
– Cho thêm ít muối để chống viêm, nhuận tràng, diệt khuẩn
– Thêm vài lát gừng để đẩy khí lạnh
– Thêm rượu trắng để thúc đẩy tuần hoàn máu
– Vài lát chanh lưu khí huyết lưu thông, đầu óc thư giãn, phòng cảm cúm
– Có thể thêm vài viên đá cuội vào nước để tăng hiệu quả, đả thông khí huyết, an thần, tốt cho tim, thận
Lưu ý khi ngâm chân
– Nên dùng chậu gỗ để ngâm chân, vì gỗ hấp thụ các vị thuốc rất tốt
– Thời điểm ngâm chân tốt nhất (16-17 giờ) hoặc 21 giờ. Tránh ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng
– Nhiệt độ nóng 38 – 43 độ C, nóng quá 45 độ có thể ảnh hưởng đến lưu thông quá, tổn thương do vùng chân.
– Ngân khi thấy cơ thể ra mồ hội thì dừng
– Cuối cùng, cần không gian yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.
Những người tuyệt đối không được ngâm chân
– Những phụ nữ mang thai không nên ngâm chân, vì nước nóng có thể gây tức ngực, chóng mặt, giãn nở tĩnh mạch, khiến sự sưng phù của mẹ bầu nặng hơn.
– Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt
– Người bị buồn nôn, đau đầu, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.
– Người già mắc xơ cứng, tắc nghẽn động mạch, lưu thông máu kém, tắc nghẽn… cần hạn chế ngâm chân.
– Người mắc huyết áp thấp, bệnh tim, hay bị chóng mặt
– Người sức khỏe yếu
– Người cơ thể mất cân bằng âm dương, người mẫn cảm (dễ nổi nóng, khô miệng, đổ mồ hôi trộm, buồn phiền dễ nổi cáu, da khô…), ngâm chân sẽ gây chóng mặt, tăng thiếu máu, hỏa khí tăng cao.
– Những người yếu thể chất ngâm chân lâu có thể bị hạ huyết áp, ngất xỉu.
– Người bị bệnh cấp tính như chóng mặt, nhức đầu, hen, ho, huyết áp không ổn định
– Người có huyết áp thấp
– Người mắc bệnh tiểu đường
– Người đang trong tình trạng đói
– Vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema…
Với những thông tin ở trên hi vọng bạn sẽ có giấc ngủ thật ngon, thật thoải mái… Đừng quên thường xuyên truy cập vào website nhathuochaisau.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe hữu ích nhất.
Để lại một phản hồi