NHIỄM TRÙNG TIỂU

Nhiễm trùng tiểu phổ biến ở các bé trai trong giai đoạn nhỏ do van niệu đạo sau; ngoài ra còn xảy ra ở trẻ gái ở lứa tuổi lớn hơn. Nếu không thể cấy nước tiểu, chẩn đoán dựa các dấu hiệu lâm sàng và soi nước tiểu tìm sự hiện diện của vi khuẩn và bạch cầu trên mẫu nước tiểu đạt chuẩn (xem bên dưới).

1.Chẩn đoán

Ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng tiểu thường có biểu hiện không đặc hiệu. Cần nghĩ đến nhiễm trùng đường tiểu ở tất cả trẻ nhũ nhi và trẻ em có:

  • sốt ≥ 38°C trong vòng ít nhất 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • nôn hoặc bú kém
  • bứt rứt, li bì, chậm tăng cân, đau bụng, vàng da (trẻ sơ sinh)
  • triệu chứng đặc hiệu như tăng tần suất đi tiểu, đau khi tiểu, đau bụng (hông), đặc biệt ở trẻ lớn.

Một nửa trẻ nhũ nhi bị nhiễm trùng tiểu có sốt và không có dấu hiệu và triệu chứng nào khác; vì vậy cách duy nhất để chẩn đoán là xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm
  • Lấy một mẫu nước tiểu sạch, mới, không ly tâm soi dưới kính hiển .Nhiễm trùng tiểu thường có nhiều hơn 5 bạch cầu trên quang trường lớn, hoặc dùng que nhúng nước tiểu dương tính với bạch cầu. Nếu soi dưới kính hiển vi không thấy có vi khuẩn và không có bạch cầu hoặc dung que nhúng ra kết quả âm tính, loại trừ nhiễm trùng tiểu.
  • Nếu có thể, lấy một mẫu nước tiểu ‘sạch’ để cấy. Ở trẻ nhũ nhi, có thể lấy nước tiểu qua thông tiểu hay chọc hút bàng quang trên xương

2.Điều trị

„ Điều trị ngoại trú.

Dùng một loại kháng sinh uống trong 7-10 ngày, ngoại trừ:

  • Khi có sốt cao và triệu chứng toàn thân (như nôn mửa hoặc không uống hoặc bú được)
  • Khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận (đau hoặc căng cùng thắt lưng)
  • Trẻ nhũ nhi

„ Cho co-trimoxazole uống (10 mg/kg trimethoprim và 40 mg/kg sul- famethoxazole mỗi 12 giờ) trong 5 ngày. Lựa chọn thay thế gồm ampicillin, amoxicillin và cefalexin, tùy thuộc vào độ nhạy cảm với kháng sinh của E. coli và các vi khuẩn Gram âm thường gây nhiễm trùng tiểu tại địa phương .

„ Nếu đáp ứng kém kháng sinh đầu tiên hoặc tình trạng của trẻ nặng hơn hoặc xuất hiện biến chứng, cho cho gentamicin (7,5 mg/kg TB hoặc TM một lần một ngày) cộng với ampicillin (50 mg/kg TB hoặc TM mỗi 6 giờ) hoặc cephalosporin tiêm mạch . Xem có biến chứng như viêm đài bể thận (đau ở góc sườn – lưng và sốt cao) hoặc nhiễm trùng huyết không.

„ Với trẻ nhỏ < 2 tháng, cho gentamicin 7,5 mg/kg TB hoặc TM mỗi ngày một lần cho đến khi sốt giảm; sau đó kiểm tra lại kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng hệ thống, nếu không có, tiếp tục điều trị kháng sinh uống như trên.

Điều trị hỗ trợ
  • Trẻ cần được khuyến khích uống hoặc bú thường xuyên để duy trì lượng dịch nhập đủ, điều này giúp làm sạch đường tiểu và ngăn chặn tình trạng mất nước.
  • Nếu trẻ bị đau, điều trị với paracetamol; tránh thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*