NHIỄM TRÙNG TAI

Viêm tai xương chũm là một bệnh nhiễm trùng xương chũm sau tai. Nếu không điều trị bệnh, có thể diễn tiến đến viêm màng não và áp-xe não.

1.Viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm là một bệnh nhiễm trùng xương chũm sau tai. Nếu không điều trị bệnh, có thể diễn tiến đến viêm màng não và áp-xe não.

Viêm tai xương chũm: khối sưng đau sau tai đẩy tai về phía trước.

a.Chẩn đoán

Triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán:

  • sốt cao
  • sưng đau vùng sau tai
                                                          Viêm tai xương chũm: khối sưng đau
b.Điều trị

„ Dùng cloxacillin hoặc flucloxacillin TM hoặc TB 50 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc ceftriaxone cho đến khi trẻ cải thiện, thời gian điều trị tổng cộng 10 ngày.

„ Nếu không đáp ứng kháng sinh trong 48 giờ hoặc trẻ có tình trạng bị nặng hơn, hội chẩn ngoại khoa để xem xét rạch và dẫn lưu ổ áp-xe sau tai đẩy tai về phía trước hoặc cắt xương chũm.

„ Nếu có những dấu hiệu của bệnh viêm màng não hoặc áp-xe não, điều trị kháng sinh như được nêu trong bài viêm màng não ( đã up) , và, nếu có thể, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện ngay.

Điều trị hỗ trợ

Nếu trẻ sốt cao (≥ 39°C hoặc ≥ 102,2°F) và sốt gây mệt hoặc khó chịu, cho paracetamol.

c.Theo dõi

Trẻ cần được theo dõi điều dưỡng ít nhất mỗi 6 giờ và bởi bác sĩ ít nhất một lần một ngày.

Nếu trẻ đáp ứng kém với điều trị, như xuất hiện thay đổi tri giác, co giật hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú, xem xét khả năng xảy ra biến chứng viêm màng não hoặc áp-xe não

2. Viêm tai giữa cấp

a.Chẩn đoán

Dựa trên bệnh sử có đau tai hoặc chảy mủ tai (< 2 tuần). Khi thăm khám, xác định viêm tai giữa cấp tính bằng soi tai. Màng nhĩ đỏ, viêm, phồng lên và mờ đục, hoặc thủng lỗ và chảy dịch ra.

 

 

 b.Điều trị

Điều trị ngoại trú.

„ Dùng kháng sinh uống theo một trong các phác đồ sau đây:

  • Thuốc đầu tay: amoxicillin uống 40 mg/kg chia hai lần mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày
  • Ngoài ra, nếu vi khuẩn gây viêm tai giữa cấp tính còn nhạy cảm với co-trimoxazole, cho co-trimoxazole (trimethoprim 4 mg/kg và sulfa- methoxozole 20 mg/kg) hai lần một ngày trong ít nhất 5 ngày.

„ Nếu chảy mủ, hướng dẫn bà mẹ cách làm khô tai bằng bấc. Khuyên mẹ thấm mủ tai bằng bấc ba lần mỗi ngày cho đến khi không còn mủ.

„ Dặn bà mẹ không đặt bất cứ điều gì trong tai sau khi thấm sạch bằng bấc. Không cho trẻ đi bơi hoặc cho nước vào tai.

„ Nếu trẻ đau tai hoặc sốt cao (≥ 39°C hoặc ≥ 102,2°F)

và sốt gây khó chịu, cho paracetamol.

 c.Theo dõi

Yêu cầu mẹ cho trẻ tái khám sau 5 ngày. Nếu còn đau tai hoặc chảy mủ tai, tiếp tục điều trị trong 5 ngày nữa với cùng kháng sinh trên và tiếp tục thấm hút tai. Theo dõi trong 5 ngày.

3. Viêm tai giữa mạn tính

Trẻ nhiễm trùng tai mạn tính nếu tai chảy mủ ≥ 2 tuần.

a.Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên bệnh sử chảy mủ tai > 2 tuần.

Khi thăm khám, xác định viêm tai giữa mạn tính (nếu có thể) bởi soi tai.

b.Điều trị

Điều trị ngoại trú.

„ Giữ khô tai bằng cách thấm hút bằng bấc (xem ở trên).

„ Dùng kháng sinh nhóm quinolone nhỏ tại chỗ có hoặc không có ste- roid (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin) hai lần một ngày trong 2 tuần. Kháng sinh nhỏ tai chứa quinolone có hiệu quả hơn các kháng sinh khác. Thuốc sát trùng tại chỗ không có hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em.

c.Theo dõi

Yêu cầu tái khám sau 5 ngày. Nếu chảy mủ tai vẫn tồn tại:

  • Kiểm tra bà mẹ có đang tiếp tục thấm mủ tai bằng bấc không. Không lặp lại các đợt kháng sinh đường uống để điều trị một tai chảy mủ.
  • Xem xét các tác nhân khác như Pseudomonas hoặc nhiễm Khuyến khích các mẹ tiếp tục thấm mủ tai bằng bấc và dung kháng sinh toàn thân có tác dụng trên Pseudomonas (như gentamicin, azlocillin và cef- tazidine) hoặc điều trị lao sau khi có chẩn đoán xác định.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*