Nguyên lý thực hành của y học gia đình và nguyên lý chăm

Nguyên lý thực hành của y học gia đình và nguyên lý chăm sóc liên tục

  1. Khái niệm về nguyên lý thực hành của y học gia đình

Phần lớn các nguyên lý trong y học được xác định bằng cách loại trừ hoặc giới hạn như tuổi, giới tính, bệnh hoặc cơ quan hay một hệ thống của cơ thể. Y học gia đình không có giới hạn, đó là một chuyên khoa bao gồm nhiều lĩnh vực. Y học gia đình tập trung vào người bệnh chứ không tập trung ào bệnh. Bệnh nhân đến gặp bác sĩ gia đình có khi chỉ vì lý do đơn giản, không cần phải có bất cứ vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc một bệnh đặc biệt nào. Y học gia đình được xác định không phải chỉ bằng một nguyên lý mà bằng tất cả các nguyên lý. Tất cả các nguyên lý này cùng nhau tạo nên một tác nhân chữa bệnh rất mạnh và có sức thuyết phục nên có thể sử dụng để giúp đỡ bệnh nhân bất kể bị bệnh gì, giới tính hoặc tuổi nào.

Sáu nguyên lý của y học gia đình là:

  • Chăm sóc liên tục
  • Chăm sóc toàn diện
  • Chăm sóc phối hợp
  • Quan tâm cộng đồng
  • Định hướng phòng bệnh
  • Định hướng gia đình
  1. Nguyên lý chăm sóc liên tục

Y học gia đình lấy con người làm trung tâm hơn là lấy bệnh làm trung tâm. Thực hành y học gia đình được dựa trên mối quan hệ con người bền vững giữa bệnh nhân và thầy thuốc, chăm sóc cá thể theo suốt cuộc đời và không bị giới hạn vào một giai đoạn ốm đặc biệt nào. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải gặp gỡ bệnh nhân trong những lần ốm và trong nhiều lần thăm thân tình. Qua quá trình chăm sóc, mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và lâu dài sẽ được nảy sinh và được thiết lập. Tính liên tục được coi là nguyên tắc quan trọng nhất của y học gia đình. Trong y học gia đình, đối tượng theo dõi là bệnh nhân, mỗi đợt ốm là một bệnh. Ngược lại, trong các chuyên ngành khác, đối tượng theo dõi là bệnh và mỗi đợt ốm là một bệnh nhân.  Bác sĩ gia đình sử dụng thời gian như là một công cụ giúp chẩn đoán và điều trị. Nguyên lý chăm sóc liên tục trong thực hành y học gia đình  được thể hiện khi người thầy thuốc phải:

  • Biết rõ về tiền sử của bệnh nhân trước khi có một quyết định anof đó.
  • Giải quyết cho bệnh nhân hiểu rõ về tầm quan trọng của việc theo dõi bệnh
  • Bàn bạc với bệnh nhân vê việc chăm sóc sức khỏe lâu dài
  • Phải có sự tin cậy giữa thầy thuốc và bệnh nhân
  • Có sổ ghi chép đẩy đủ khi theo dõi và khám bệnh, đặc biệt là đối với các bệnh mạn tính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*