Một số loại vật liệu lọc trong sản xuất thuốc

 

phễu lọc

Có nhiều loại vật liệu lọc khác nhau, sử dụng cho nhiều mục đích. Trong thực tế, ở mức đơn giản, có thể sử dụng vải hoặc bông để lọc. Tuy nhiên đối với các thuốc đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao như thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt thì cần sử dụng các loại vật liệu tiêu chuẩn cao để lọc.
1. Giấy lọc
Lọc ở quy mô nhỏ thường sử dụng phễu lọc và giấy lọc. Phễu có thể được chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau như thủy tinh, chất dẻo, thép không gỉ. Trường hợp cần lọc nóng có thể sử dụng loại phễu thành hai vỏ, sử dụng nước nóng tuần hoàn để điều nhiệt.
Giấy lọc có nhiều loại khác nhau, sử dụng cho các mục đích khác nhau, quy mô khác nhau. Để tăng tốc quá trình lọc , thường sử dụng kỹ thuật hút chân không bằng cách dùng phễu lọc buchner kết hợp với bình chịu áp lực và chân không.
2. Lọc Seitz
Để lọc ở quy mô lớn, cần sử dụng các loại vật liệu lọc có độ bền cơ học cao hơn giấy lọc. Nhiều loại vật liệu lọc đa lớp chủ yếu chế tạo từ sợi cellulose đã được phát triển.
3. Lọc thủy tinh xốp
Trước đây lọc thủy tinh xốp được sử dụng nhiều trong sản xuất thuốc, hiện nay các màng lọc tiêu chuẩn đã dần dần thay thế. Đĩa lọc thủy tinh xốp có dạng đĩa mỏng, được chế tạo bằng cách nung các tấm ép chứa các tiểu phân thủy tinh có kích thước đều nhau ở nhiệt độ khoảng 1200 độ. Đĩa lọc loại này có thể được chế tạo với các kích thước lỗ xốp khác nhau, có loại có thể lọc được cả vi sinh vật. Kích thước của lỗ xốp của đĩa lọc có thể được xác định bằng phương pháp đo điểm sủi bọt.
Đĩa lọc thủy tinh xốp có thể được gắn trên các giá đỡ khác nhau bằng sứ hoặc thủy tinh . Có thể lọc bằng các kỹ thuật khác nhau như lọc nhúng – hút, lọc nén, lọc hút. Do có thể sử dụng được sử dụng nhiều lần nên cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

lọc

4. Màng lọc
Sử dụng màng lọc đã trở nên phổ biến trong sản xuất dược phẩm, đặc biệt là để lọc dung dịch tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt. Màng lọc thường được chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau (các este của cellulose, các loại polyme khác (nylon, teflon, poly vinyl chlorid) bằng phương pháp hòa tan trong dung môi sau đó tráng lại thành màng mỏng và làm khô. Khi khô sẽ tạo thành một màng dạng hệ mạng xốp ba chiều, kích thước của lỗ xốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện quá trình sấy.
Màng lọc thường có độ dày khoảng 150-200 mcm, bề mặt có khoảng 10^8 lỗ xốp/cm^2 và tổng thể tích lỗ xốp chiếm khoảng 80%. Đường kính lỗ xốp của màng lọc có nhiều kích cỡ khác nhau, dùng cho các mục đích khác nhau, thường từ 10nm đến 10000nm. Khi sử dụng, màng lọc được đặt trên các giá đỡ thích hợp, kiểm tra kích thước lỗ xốp và tính nguyên vẹn của màng lọc bằng phương pháp xác định điểm sủi bọt để từ đó có thể lựa chọn được màng lọc phù hợp nhất.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*