3 lời khuyên phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày tết

Ngày tết, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, thực phẩm tăng cao, rất nhiều mặt hàng được làm giả, tẩm hóa chất bảo quản, nhiễm khuẩn không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan.

Thực trạng ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết đang có xu hướng tăng cao. Do đó, việc cần làm là giữ an toàn vệ sinh thực phẩm là cần thiết hơn bao giờ hết.

Đê đảm bảo phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bạn và người thân trong gia đình cần thực hiện theo 3 lời khuyên dưới đây.

  1. Mua thực phẩm tại nơi bán uy tín

Bạn nên tìm hiểu thật lỹ những cơ sở sản xuất hàng hóa thực phẩm có uy tín, kiểm định an toàn thực phẩm rõ ràng. Có thể mua ở gian hàng thân quen, mua tại các siêu thị lớn trong nước.

Tránh mua những thực phẩm đông lạnh không được bảo quản cẩn thận, bày bán tại sạp ngoài đường chợ.

  1. Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng

Đối với các loại thịt, hãy cẩn thận với những chiêu trò tẩm ướp phẩm màu để thịt có màu đỏ tươi. Cần lựa chọn miếng thịt có màu đỏ dẫm, thớ thịt sáng, khô, có độ đàn hồi cao. Tránh mua thịt hơi thâm, màu xanh nhạt, hơi trắng

Với thịt gia cầm, chọn con có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng tím, vàng thẫm hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền.

Lựa chọn rau củ quả tươi sống, không được dập nát có mùi lạ. Trước khi nấu, càn nhặt sạch, ngâm nước muối 15 – 20 phút. Sau đó, rửa trôi 2-3 lần dưới vòi nước chảy. Nếu là quả thì nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

chữa viêm dạ dày

Thực phẩm đóng gói, đóng hộp như xúc xích, lạp xưởng, nước đóng chai, bánh mứt, các loại gia vị… nên chọn những loại có nhãn mác, nhà sản xuất có uy tín, còn hạn dùng, nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để chọn lựa những sản phẩm tốt cho sức  khỏe.

  1. Ăn uống và bảo quản thực phẩm đúng cách

Tropng khâu chế biến thực phẩm bạn cần phải lưu ý những điều sau:Thực hiện ăn chín uống sôi để tránh gây ngộ độc thực phẩm. Thức ăn nấu xong cần đậy, bọc cẩn thận. Tránh để thức ăn thừa qua bữa khác. Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

Hạn chế ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nên chọn nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thức ăn được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh, người bán phải có đồ dùng chế biến thức ăn cẩn thận, tránh bốc trực tiếp bằng tay… nên ăn những món đã nấu chín, hạn chế các loại rau, thực phẩm còn sống.

Ngoài ra, cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, uống đúng cách và thường xuyên. Bởi thói quen có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống, từ đó giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm, giúp bạn và gia đình đón Xuân trọn vẹn hơn và vui vẻ hơn.

Một số biểu hiện ngộ độc thực phẩm

Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là đau bụng khó chịu, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu,… xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể da tím tái, khó thở, co giật, tngưng thở, rụy mạch, hôn mê.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà: pha nước muối loãng theo tỷ lệ 2 muỗng muối : 1 chén nướ và súc miệng

Trong trường hợp bị ngộ độc bị đau dữ dội, nôn mửa liên tục nên đưa đến đến cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.


Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*