liệt dây thần kinh VII ngoại biên

 

 Liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Bệnh liệt mặt ngoại biên hay tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh liệt dây thần kinh số 7 xảy ra khi dây thần kinh số 7 điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác nhưng một số nghiên cứu cho là có liên quan đến vi rút herpes simplex hoặc herpes zoster và bệnh Lyme.

Triệu chứng của bệnh

Trước đó 1-2 ngày bệnh nhân có biểu hiện đau tai , có khi xuất hiện các nốt phỏng nước ở trong và ngoài lỗ tai.

Sau đó soi gương bệnh nhân nhận ra :

  • Mặt mất cân xứng: mặt bị kéo lệch sang bên lành, bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn trán, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành .
  • Sự mất cân xứng rõ hơn khi bệnh nhân nhe răng, phồng má, thổi lửa, huýt sáo .
  • Mắt nhắm không kín ở bên liệt, khi nhắm đồng tử di chuyển lên trên và ra ngoài để lộ một phần lòng trắng gọi là dấu hiệu Charle Bell dương tính.
  • Nói khó.
  • Lưỡi lệch về bên liệt (do cơ lưỡi bên lành đẩy sang bên liệt).
    Uống nước, nước chảy ra ngoài phía bên bệnh, ăn cơm thức ăn thường kẹt giữa răng và má ở bên bệnh.
    Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như  :Cảm giác tê một bên mặt , mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi , khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Nguyên nhân

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới liêt VII ngoại biên  như : tổn thương nhân của dây VII tại cầu não, tổn thương trong kênh Faloppe, tổn thương trước khi dây VII trước khi tách ra khỏi dây thần kinh cơ bàn đạp, tổn thương trước thừng nhĩ … hoặc do viêm tuyến nước bọt mang tai, zona hạch gối .

 Ngoài ra còn một nguyên nhân rất hay gặp khi thay đổi đột ngột thời tiết là do gặp lạnh . Có rất nhiều cơ chế để giải thích hiện tượng này có thể do rối loạn vận mạch, do cơ chế miễn dịch hoặc cũng có thể do có một loại virus tương tự như virus cúm làm viêm dây VII.

 

 Biến chứng

Người bệnh sẽ gặp những khó khăn trong sinh hoạt như : miệng méo, mắt nhăm không kín, khi ăn cơm thường hay rơi vãi…. Biến chứng nguy hiểm nhất của liệt dây VII ngoại biên là hiên tượng mắt nhắm không kín dẫn tới khô loét giác mạc dẫn tới mù lòa .

Điều trị triệu chứng

  • Băng giấy hay miếng bông đè mi mắt trên trong lúc ngủ và phòng ngừa khô và cọ giác mạc .
  • Nhỏ dịch giữ mắt không bị khô .
  • Đôi khi trong trường hợp tổn thương mắt để tránh biến chứng mù lòa cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để khâu kín khe mi lại.
  • Đặc biệt quan trọng vấn đề luyên tập nhóm cơ vòng do dây VII chi phối : vòng mi , vòng miệng…. Cần được hướng dẫn phục hồi chức năng hằng ngày đều đặn để nhanh chóng hồi phục nhóm cơ liệt và rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện cuộc sống sinh hoạt.
  • Các nốt phỏng nước không nên chọc vỡ cần được bôi thuốc để làm săn se niêm mạc giúp nốt phỏng nhanh chóng khô và hạn chế lây lan ra vùng lành.

 

Các thuốc điều trị nội khoa hay dùng :

  1. Prednisone

Liều

  • 60-80 mg mỗi ngày trong 5 ngày đầu tiên
  • Sau đó giảm dần trong 5 ngày kế tiếp

Hồi phục trong giai đoạn ngắn và cải thiện chức năng một cái khiêm tốn hơn khi bắt đầu liều điều trị đầu tiên ở 48-72 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

  1. Acyclov

Trong một nghiên cứu mới đây, không có tăng thêm lợi ích của acyclovir (400mg 5 lần   mỗi ngày trong 10 ngày) so với dùng prednisolone đơn thuần. Ức chế sự phát triển của virus nhất là trong trường hợp bị liệt VII ngoai biên do zona.

     3. Valacyclovir

 Giá trị khi dùng riêng lẽ (thường liều 1000mg mỗi ngày trong 5-7 ngày) hay  trong dùng phối hợp với glucocorticoids thì chưa được chứng minh.

 

Ngoài ra trong một số trường hợp liệt VII ngoai biên do chèn ép cần được phẫu thuât để giải phóng sự chèn ép .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*