Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp các kiểu đau bụng trái, phải, hay đau bụng trên rốn, đau bụng dưới và quanh rốn… ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi kiểu đau bụng sẽ có mức độ và biểu hiện khác nhau và đặc biệt là liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau
Cơn đau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có người bị đau dữ dội, quằn quại hoặc các cơn đau âm ỉ kéo dài liên tục, xuất hiện theo từng cơn đột ngột. Tình trạng này có thể kéo dài, khiến không ít người bệnh lo lắng, mất ăn mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.
Contents
Các nguyên nhân gây ra đau bụng
Theo các chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, mỗi kiểu đau bụng khác nhau do nhiều nguyên nhân gây ra, đôi khi cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kiểu đau bụng. Đa số người bệnh khi được đi khám, nội soi mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây đau bụng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
+ Hệ tiêu hóa kém, thức ăn không được tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi, ợ chua… còn được gọi là chứng ăn không tiêu sau khi ăn
+ Do đường ruột bị nhiễm các vi khuẩn, vi rút gây hại làm rối loạn chức năng tiêu hóa
+ Do ngộ độc thực phẩm, ăn những thức ăn lạ dễ khiến dạ dày bị kích thích
+ Do bia rượu, cà phê, đồ uống có gas các chất kích thích khác
+ Do mắc các bệnh lý về dạ dày trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày, đau dạ dày
+ Đau bụng có thể dấu hiệu cảnh báo của các bệnh như viêm túi mật, viêm tá tràng, sỏi thận…
Hiện tượng đau bụng quanh rốn bất thường
Hiện tượng đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tùy thuộc vào vị trí khác nhau sẽ có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau:
Đau bụng trên rốn
Vùng trên rốn là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng như dạ dày, gan mật, lá lách… nên nếu thấy triệu chứng đau bụng trên rốn thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý dưới đây:
+ Bệnh về dạ dày: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày.
+ Bệnh về gan mật: Sỏi mật, viêm túi mật cấp tính – mãn tính, giun chui vào trong ống mật, áp xe gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, …
+ Bệnh về đại tràng như túi thừa đại tràng, lồng ruột, viêm đại tràng cấp tính – mãn tính, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng.
+ Một số bệnh khác như lách to, tắc mạch lách, viêm tụy cấp, ung thư tụy…
☞ Đau bụng trên rốn nhói từng cơn là mắc bệnh gì?
Đau bụng dưới rốn
Vùng dưới rốn chủ yếu liên quan đến các bệnh phụ khoa và thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Nếu xuất hiện thấy đau bụng dưới rốn thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý sau:
+ Bệnh sinh dục nữ: Viêm phần phụ, Viêm buồng trứng, u nang buồng trứng xoắn, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…
+ Bệnh về hệ tiết niệu: viêm đường tiết niệu, sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang…
+ Bị viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma…
Đau bụng ngang rốn
Đau bụng bên phải ngang rốn
+ Do mắc bệnh về dạ dày, tá tràng.
+ Đau bụng do nhiễm vi khuẩn, giun sán, kí sinh trùng
+ Có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc sỏi thận. Cơn đau xuất hiện thường xuyên, đau quặn bụng kéo dài gây khó chịu, mệt mỏi.
Đau bụng bên trái ngang rốn
Đau bụng trái ngang rốn có thể do các bệnh lý sau gây ra: mắc bệnh dạ dày, đau ruột già, đau tụy tạng, đau thận trái, bệnh phụ khoa, tắc ruột, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng.
Đau bụng dưới bên trái ở nam giới: có thể là do mắc bệnh dạ dày, viêm túi thừa, thoát vị bẹn, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, Viêm tuyến tiền liệt, rối loạn tiêu hóa
Đau bụng dưới bên trái ở nữ: Có thể mắc các bệnh u nang buồng trứng, Viêm vòi trứng, Viêm vùng chậu, Mang thai ngoài tử cung
Đau bụng trên là bị bệnh gì?
Đau bụng trên bên trái
Do bị đau dạ dày: Cảm giác trong người thấy khó chịu, vùng bụng bị nóng rát như có lửa đốt trong bụng, bụng cồn cào, xót bụng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khi đói và sau khi ăn. Bệnh cạnh đó, còn kèm theo các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu. Khi uống rượu bia, cà phê, các đồ uống có gas, thức ăn cay nóng đều khiến tình trạng đau trở nên nặng hơn.
Đau tụy tạng: Tụy tạng có thể bị sưng hoặc ung thư tụy tạng. Cảm giác đau dữ dội, quằn quại, một số trường hợp có thể bị nôn mửa và cần đưa đi cấp cứu ngay.
Đau thận trái: Cơn đau dữ dội, kéo dài trong suốt vài giờ, khó đi lại và có thể bị ngã khuỵu . Bên cạnh đó, kèm theo các triệu chứng như nóng sốt, đi tiểu ra máu vì nhiễm trùng thận hoặc đau sạn thận.
☞ Đau bụng bên trái là bệnh gì? 12 loại bệnh gây đau bụng trái
Đau bụng trên bên phải
Nếu bị đau bụng phải bên trên với cường độ tăng dần và kéo dài liên tục trong vài giờ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lý về gan mật và lá lách.
Đau quặn bụng kèm theo tiêu chảy
Hiện tượng đau quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy có thể do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống không điều độ gây rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể bị mất nước do rối loạn hấp thụ nước và điện giải, làm cô đặc nước tiểu và khiến nước tiểu có màu vàng đỏ.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn, cơ thể và dạ dày không đáp ứng với tác dụng của thuốc, hoặc có thể do dùng thuốc chưa đúng, chưa đủ liều, ăn uống không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Lời khuyên khi bị đau bụng trên hoặc đau bụng vùng quanh rốn
Theo Health.com cho biết, khi có dấu hiệu đau bụng trên dưới hoặc quanh vùng rốn thì trước tiên cần dừng mọi hoạt động và ngồi nghỉ, có thể nằm nếu cảm thấy bớt đau. Nếu tình trạng đau vẫn kéo dài thì cần đưa đến bệnh viện để được khám ngay. Đặc biệt, cần chú ý với trường hợp bị bệnh dạ dày, gan mật thì cần cấp cứu ngay tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Đối với trẻ em hiện tượng đau dữ dội có thể khiến trẻ không chịu được lâu, nếu không được cấp cứu và chuẩn đoán kịp thời có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Với những người mới bị đau bụng lần đầu, đau bụng âm ỉ không thường xuyên thì cần theo dõi và nên đi khám sớm để điều trị dứt điểm. Những trường hợp mới có biểu hiện đau bụng đều được chẩn đoán và điều trị khỏi trong thời gian nhanh chóng.
Để lại một phản hồi