Kiến ba khoang – Cách sơ cứu vết thương do kiến 3 khoang đốt

Kiến ba khoang là loại côn trùng nhỏ bé vô cùng độc hại. tưởng chừng như vết căn không gây ra nguy hiểm nhiều người thường bất cẩn, xử lý vết đốt sai cách dẫn đến hậu quả không lường, hủy hoại làn da vốn có cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Loại kiến này xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm, nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều vào mùa mưa, sinh sôi nhanh, thường hay bay vào trong nhà, vừa bay vừa bò nên rất khó diệt, những loại thuốc diệt côn trùng hầu như không có tác dụng. Càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ trong nhà.

Kiến ba khoang là gì?

Kiến ba khoang là loài côn trùng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân dài, mình thon nhọn như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3mm), có hai màu đỏ và đen, khá giống với con kiến. Do đó, nó thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến nhốt, kiến gạo, kiến lác, cằm cặp, kiến cong,…

kien-ba-khoang
Kiến ba khoang

Loại bọ này không đốt hay cắn sẽ tiết ra một chất dịch có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis có khả năng lan rộng vùng viêm, phỏng da, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng

Kiến ba khoang thường sống ở đâu?

Kiến 3 khoang là loài côn trùng thường sống chủ yếu ở ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng, thường bay vào trong nhà có ánh đèn ban đêm, hoặc đầu mùa mưa nhiều thường bay vào nhà để tìm nơi cư trú, ẩn lấp ở quần áo, chăn màn, giường chiếu, trên các bóng đèn có ánh sáng… Chỉ cần chúng tiết ra chất dịch, không cần đốt hay căn trực tiếp mà vô tình chạm phải thì sẽ gây phỏng da và viêm nhiễm vùng da nghiêm trọng.

Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn

Chất dịch độc hại nhiễm vào da gây viêm da nặng, đỏ rát, thường xuất hiện ở vùng mặt, mắt, cổ, vai, gáy, tay, đùi, ngực…

Vùng bị tổn thương nổi mụn nước đỏ, ngứa rát, tập trung thành từng đám, hơi cộm, nhiều mụn mủ nhỏ li ti, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.

kien-ba-khoang-can

Vùng tổn thương có thể tiếp tục lan nhanh nếu mụn nước vỡ ra và lan ra các vùng da khác, nếu vô tình quệt tay hoặc lên vùng da lành thì vết viêm càng lan rộng hơn.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì cảm giác bỏng rát, phổng da còn kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch vùng lân cận

Tiến triển và lây lan của bệnh:

Sau khi nhiễm phải chất dịch chưa chất độc hại, người bệnh cảm giác ngứa rát râm ran

6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

12-24 giờ tiếp theo xuất hiện vết thương, mụn đỏ điển hình.

Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.

Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.

Phân biệt vết phỏng do kiến 3 khoang và zona

Các vết viêm ngoài da thường rất giống nhau, điển hình là vết căn do khiến 3 khoang và bệnh zona thần kinh. Người bị bệnh zona thường có tiền sử bị bệnh thủy đậu hay các bệnh ngoài da khác, có triệu chứng đau rát, nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người. Vùng bị tổn thương xuất hiện các mụn nước lõm ở giữa, mọc tập trung từng đám

Zona

+ Có triệu chứng báo trước.

+ Không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết.

+ Da đau nhức.

+ Thường bệnh zona chỉ xuất hiện 1 bên cơ thể.

+ Mụn nước liên kết, mọc dính chùm.

+ Bệnh xuất hiện riêng lẻ ở 1 cá nhân.

+ Zona ít khi tái phát, bị rồi là không bị lại.

+ Khỏi bệnh tầm 2-3 tuần.

+ Khỏi bệnh thường để lại dấu trên da.

phan-biet-viem-da-do-kien-ba-khoang-va-zona-kinh

Kiến ba khoang

+ Xuất hiện đột ngột, không báo trước.

+ Mụn nhỏ li ti, kéo dài thành vệt.

+ Có thể đốt ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.

+ Chịu ảnh hưởng của thời tiết, hay xuất hiện vào chiều tối, sau những cơn mưa.

+ Da bỏng rát, nóng.

+ Thường là bệnh mang tính tập thể, nhiều người ở cùng phòng đều bị kiến tấn công gây bệnh.

+ Có thể cắn mọi lúc, nếu bị cắn lại bị bệnh, có khi tái phát rất nhiều lần.

+ Thời gian khỏi bệnh thường là 5-7 ngày.

+ Khỏi bệnh không để lại dấu vết.

Cách sơ cứu vết thương do kiến ba khoang cắn tại nhà

Khi thấy trong nhà có kiến 3 khoang hãy dùng bát sứ hoặc ca nhựa đựng nước tiệt trùng anolyt (loại nước được tạo ra từ nước cất và muối ăn tinh khiết) đặt ở nhiều vị trí mà kiến ba tập trung nhiều. Sau đó, dùng bơm xịt nhỏ bơm nước tiệt trùng lên tường, kẽ tường, sàn nhà, nhất định kiến sẽ bỏ đi hết.

Khi đã bị kiến ba khoang cắn, cần sử dụng nước diệt trùng và nước nóng pha với tỉ lệ 1+3 sao cho nước hỗn hợp nóng khoảng 40-45oC.

Dùng khăn bông trắng thấm nước này đắp lên vùng da bị tổn thương sau 5 phút thêm nước sôi vào tiếp tục đắp lên khoảng 10 phút. Lưu ý, chỉ nên làm từ 2 – 3 lần trong một ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử hồ nước bôi lên vùng da bị viêm, làm khô vết thương, tránh làm cho mụn nước vỡ và lan sang vùng da lành khác.

Kiến ba khoang đốt vào mắt có thể gây mù mắt

Với những tác hại và tổn thương mà chất độc của kiến 3 khoang gây ra thì sẽ nguy hiểm hơn nếu chất dịch dính vào mắt

Những bệnh nhân tới khám do độc tố nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Đã có rất nhiều trường hợp chất độc dính vào mắt, gây bỏng mắt khiến bị mù tạm thời.

Bị kiến 3 khoang đốt nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bị kiến 3 khoang đốt thì tùy vào mức độ nặng nhẹ cần có phương pháp điều trị riêng. Người bệnh cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, không cần kiêng ăn nhiều, đảm bảo đủ chất như mọi ngày, đặc biệt là ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, hạn chế ăn các thức ăn dị ứng, bổ sung thâm vitamin C, A, E để tăng sức đề kháng và vết thương mau lành.

Kiến ba khoang đốt thì bôi thuốc gì?

Khi bị kiến đốt, người bệnh cần rửa sạch vết cắn với nước muối hoặc nước diệt khuẩn. Sau đó dùng cồn rửa sạch vùng da bị thương tổn, tránh nhiễm trùng nặng hơn, giảm bớt khó chịu, ngứa rát. Đảm bảo không để chất độc lan rộng ra vùng da lành.

Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu tạm thời, được bác sĩ tư vấn bị kiến ba khoang đốt thì uống thuốc gì. Khi bị đốt, thì chỗ da bị tổn thương sẽ phản ứng viêm da dị ứng do tiếp xúc, nên việc điều trị sẽ sử dụng thuốc làm khô vết thương (như hồ nước), thoa thuốc kháng viêm tại chỗ kết hợp kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn.

Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, uống kháng histamin, corticosteroid bôi, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. Bệnh nhân cũng có thể bôi mỡ corticoid 4-6 lần một ngày, bôi kem phenaegan 8-10 lần một ngày. Thuốc thoa Gentrisone có chứa kháng viêm Betamethasone dipropionate, Clotrimazole và kháng sinh Gentamicin sulfate sử dụng thoa 1-2 lần/ngày.

Phòng ngừa kiến ba khoang đốt

Để phòng ngừa kiến ba khoang bay vào trong nhà, người dân cũng có thể phòng bằng cách đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà. Có thể dùng rèm cửa để hạn chế ánh sáng hắt ra ngoài thu hút sự chú ý của kiến, đồng thời làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí.

Đặc biệt, trong buổi tối hạn chế bật nhiều đèn quá sáng, không nên ngồi gần các khu vực có nhiều bóng đèn vì rất dễ bị kiến 3 khoang đốt. Khi bắt hoặc giết kiến 3 khoang, người dân cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót tay, không nên dùng tay bắt hoặc giết trực tiếp.

Khi người bệnh thấy có triệu chứng bỏng rát, ít ngứa, phù nhẹ, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ, ở những nếp gấp thì thương tổn có thể bị cả 2 bên mặt. Nếu điều trị đúng cách và kịp thời thì chỉ sau 5 đến 7 ngày là vết thương sẽ khô và khỏi dần


Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*