KIỂM SOÁT SỐT VÀ ĐAU

Dùng thuốc giảm đau cho trẻ khi trẻ có bệnh thực thể gây đau. Sốt không phải là một chỉ định phải dùng kháng sinh mà có thể chỉ cần tăng cường sức đề kháng để chống lại tình trạng nhiễm trùng.

1. Sốt

Thân nhiệt trong các hướng dẫn thường đề cập là nhiệt độ được đo ở hậu môn, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt khác. Nhiệt độ đo ở miệng thấp hơn ở hậu môn khoảng 0,5°C và ở nách thấp hơn 0,8°C.

Sốt không phải là một chỉ định phải dùng kháng sinh mà có thể chỉ cần tăng cường sức đề kháng để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Sốt cao (> 39°C hay > 102,2°F) có thể gây những tổn hại như là:

• Giảm vị giác

• Làm cho trẻ bứt rứt

• Thúc đẩy tình trạng co giật ở những trẻ 6 tháng – 5 tuổi

• Tăng nhu cầu oxy (đặc biệt ở những trẻ viêm phổi nặng, suy tim hay viêm màng não)

.Tất cả trẻ sốt cần được hỏi lại bệnh sử và thăm khám để tìm nguyên nhân sốt mà điều trị phù hợp

Điều trị hạ sốt

Paracetamol

Hạ sốt bằng uống paracetamol nên chỉ định đối với trẻ ≥ 2 tháng có sốt ≥ 39°C (≥ 102,2°F) kèm khó chịu hoặc mệt do sốt cao. Những trẻ còn tỉnh táo, linh hoạt thì không có lợi khi dùng paracetamol.

 Liều paracetamol là 15 mg/kg mỗi 6 giờ.

Ibuprofen

Hiệu quả hạ sốt và tính an toàn của ibuprofen có thể tương đương với acetaminophen, ngoại trừ việc ibuprofen cũng như các loại NSAID có thể gây viêm dạ dày và đắt tiền hơn.

 Liều ibuprofen là 10 mg/kg mỗi 6–8 giờ.
Các loại khác

Aspirin không được khuyến cáo là thuốc hạ sốt đầu tay vì có thể gây hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm hiếm gặp gây tổn thương gan và não. Không dùng aspirin cho trẻ thủy đậu, sốt xuất huyết và các bệnh rối loạn huyết động.Các loại khác như dipyrone, phenylbutazone không được khuyến cáo bởi độc tính cao và kém hiệu quả.

Điều trị hỗ trợ

Khi trẻ sốt nên mặc quần áo mỏng, vẫn giữ ấm nhưng ở trong phòng thông thoáng và uống thêm nhiều nước.

2. Kiểm soát đau

Dùng thuốc giảm đau cho trẻ khi trẻ có bệnh thực thể gây đau, khi cho thuốc, cần chú ý:

• Cho thuốc giảm đau theo mức độ cơn đau nhẹ hay trung bình đến nặng.

• Dùng thuốc giảm đau theo giờ với mục đích kiểm soát cơn đau, tránh để cơn đau tái phát và duy trì ổn định liều thuốc giảm đau.

• Nếu được, dùng thuốc đường uống là cách phù hợp, đơn giản mà hiệu quả và ít đau nhất (thuốc tiêm bắp có thể gây đau, nếu sốc thì thuốc giảm đau đường tiêm có thể không hiệu quả).

• Liều thuốc tùy thuộc vào mỗi trẻ vì với trẻ khác nhau, liều thuốc có thể khác nhưng vẫn đạt được hiệu quả tương tự, tăng liều dần để đạt được liều hiệu quả giảm đau.

Dùng các loại thuốc dưới đây để giảm đau:

Đau nhẹ: như đau đầu, đau sau chấn thương và đau do chuột rút.

 Dùng paracetamol hay ibuprofen cho trẻ > 3 tháng có thể uống thuốc được. Đối với trẻ < 3 tháng, chỉ dùng được paracetamol.

– Liều paracetamol 10–15 mg/kg mỗi 4–6 giờ

– Liều buprofen 5–10 mg/kg mỗi 6–8 giờ

Đau mức độ trung bình đến nặng và đau không đáp ứng với thuốc điều trị trên: dùng opioids:

 Morphine uống hay tiêm mạch mỗi 4–6 giờ hoặc truyền tĩnh mạch.

 Nếu morphin không giảm đau được, chuyển sang dùng opioid khác, như là fentanyl hay hydromorphone.

Chú ý: theo dõi sát vấn đề suy hô hấp. Nếu dung nạp được, nên tăng liều để duy trì hiệu quả giảm đau.

Các loại tá dược: chưa có bằng chứng cho thấy các loại tá dược có thể làm giảm những cơn đau dai dẳng hoặc những trường hợp đặc biệt như đau thần kinh, đau xương hay đau liên quan đến co cứng cơ ở trẻ em. Thông thường hay dùng các loại thuốc như diazepam cho việc co giật cơ, carbamazepine cho những cơ đau thần kinh và corticosteroids (như dexamethasone) cho những cơn đau gây ra bởi sưng viêm đè ép lên thần kinh.

Các phương pháp kiểm soát đau

Gây tê cục bộ: cho những sang thương da hay niêm hay khi thực hiện thủ thuật có đau (lidocain 1–2%).

 Lidocain: đặt miếng gạc có tẩm lidocain lên vết loét miệng trước khi ăn, tác dụng sau 2–5 phút

 Tetracain, adrenalin và cocain: đặt miếng gạc có tẩm thuốc lên vết thương hở; đặc biệt hiệu quả khi khâu vết thương

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*