KHIẾM KHUYẾT BỆNH THƯỜNG GẶP

Nếu bị khiếm khuyết thành bụng ,ruột có thể bị lộ ra ngoài (hở thành bụng) hoặc có một lớp mỏng bao phủ ruột (thoát vị rốn).

1.  Khiếm khuyết thành bụng

Thành bụng không phát triển đầy đủ và bị khiếm khuyết.

Chẩn đoán
  • Ruột có thể bị lộ ra ngoài (hở thành bụng) hoặc có một lớp mỏng bao phủ ruột (thoát vị rốn) (xem hình).

Điều trị

 Đắp gạc vô trùng, và che phủ bằng một túi plastic (để ngăn ngừa mất dịch). Ruột nằm bên ngoài có thể dẫn đến mất dịch nhanh và hạ thân nhiệt.

„ Nhịn ăn. Đặt thông mũi dạ dày để dẫn lưu.

„ Truyền dịch: normal saline với glucose 5% (dextrose)

  • Điều trị sốc đúng, nếu có, bolus tiêm mạch nhanh 20 ml/kg normal
  • Nếu không có sốc nhưng mất nước, cung cấp 10–20 ml/kg normal saline với glucose 5% trong 20 phút
  • Sau đó, cho dịch nhu cầu cộng với lượng dịch mất qua thông mũi dạ dày

„ Cho ampicillin (25–50 mg/kg tiêm mạch bốn lần một ngày) cộng với gentamicin (7,5 mg/kg tiêm mạch mỗi ngày một lần) cộng với metro- nidazole (15 mg/kg một liều duy nhất, tiếp theo là 7,5 mg/kg mỗi 12 giờ bắt đầu 24 giờ sau khi dùng liều tấn công).

Hội chẩn khẩn với một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa.

2. Thoát vị màng não tủy

Chẩn đoán
  • Túi nhỏ nhô ra qua một khiếm khuyết xương sọ hoặc đốt sống. Vị trí phổ biến nhất là vùng thắt lưng.
  • Có thể kèm theo các vấn đề về thần kinh (ruột, bàng quang, khiếm khuyết vận động ở chi dưới) và não úng thủy.

Điều trị

„ Che lại bằng gạc vô trùng.

„ Nếu vỡ, cho benzylpenicillin (100–150 mg/kg mỗi ngày chia hai liều) hoặc ampicillin (25–50 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp bốn lần một ngày) cộng với gentamicin (7,5 mg/kg mỗi ngày một lần) trong 5 ngày.

Hội chẩn với một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa.

2. Trật khớp háng bẩm sinh

Chẩn đoán
  • Trường hợp nặng cần được thăm khám thường xuyên sau
  • Khi trật khớp háng một bên, bên chi bị trật thường ngắn, hạn chế dạng ra khi gập hông, các nếp gấp da ở mặt sau hông bị mất đối xứng. Khi gập hông và dạng ra, có thể cảm thấy tiếng click do chỏm xương đùi bị trật được đưa vào ổ cối (dấu hiệu Ortolani).
  • Chẩn đoán đòi hỏi X–quang và/hoặc siêu âm.
Điều trị

„ Trong trường hợp nhẹ, giữ hông ở tư thế gập và dạng nhờ vào tã đôi hoặc đai ở tư thế dạng trong 2–3 tháng. Có thể địu trẻ trên lưng với hông gập và dạng ra cũng cùng một mục đích tương tự.

Trong trường hợp nặng hơn, giữ hông gập và dạng bằng nẹp.

Hội chẩn bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa.

3. Tật chân khoèo

Chẩn đoán
  • Các chân không thể đặt ở vị trí bình thường.
  • Hay gặp nhất là ba kiểu biến dạng: gót chân hướng vào trong, lòng bàn chân gập, phần trước bàn chân hướng

vào trong.

Điều trị

„ Biến dạng nhẹ vị trí (chân có thể tự sửa chữa): kéo chân bắt đầu ngay sau khi sinh

„ Biến dạng vừa: thực hiện tuần tự các thao tác sau bắt đầu ngay sau sinh

  • Duy trì tư thế bằng đai băng hoặc bó Tật chân khoèo

bột độn thạch cao của Paris. Áp dụng

điều này theo trình tự 1, sau đó 2 hoặc 3 như  dưới đây.

  • Các thao tác nên được lặp đi lặp lại mỗi 2 tuần hoặc cho đến khi biến dạng được sửa chữa.
  • Khi đứa trẻ bắt đầu đi, có thể cần phải đeo nẹp đặc biệt.

Biến dạng nặng hoặc có biểu hiện trễ đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*