Hướng dẫn chăm sóc trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi
- Chăm sóc dinh dưỡng
Trọng tâm cuả vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn dưới 5 tuổi là hướng dẫn việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn sam. Khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bắt đầu cho trẻ ăn sam từ tháng thứ sáu với thức ăn đủ năng lượng và dinh dưỡng trong khi tiếp tục cho trẻ bú đến năm thứ hai.
Đảm bảo cho trẻ nhận đủ các chất vi lượng, nhất là vitamin A và sắt trong chế độ ăn hàng ngày hoặc bổ sung thêm. Trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần phải quan tâm đến cả điều kiện vệ sinh trong chế biên thức ăn, cho trẻ hàng ngày, nhất là thời điểm chuyển giao giữa cho trẻ bú mẹ và ăn dặm, khi chuyển từ chế độ ăn riêng cho trẻ đến khi chuyển sang ăn chung với gia đình.
- Theo dõi và đánh giá tăng trưởng
Trong thời kì này trẻ thường tăng trưởng rất nhanh đồng thời mức độ tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn này có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ về sau. Bởi vậy theo dõi sự tăng trưởng của trẻ rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ dưới 5 tuổi. Biện pháp phổ biến trong theo dõi tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi là sử dụng biểu đồ tăng trưởng.
Trẻ phải được cân và đo chiều cao hàng tháng sau đó số liệu vê cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ được chấm vào biểu đồ tăng trưởng để vẽ thành đồ thị. Nếu chiều cao/ cân nặng của trẻ đi ngang là có nguy cơ, nếu đường biểu đồ đi xuống dưới -2SD so với đường chuẩn là trẻ đã bị suy dinh dưỡng.
Không chỉ hướng dẫn bà mẹ theo dõi số liệu về tăng trưởng của trẻ cũng phải được luu trữ trong hồ sơ sức khỏe của trẻ.
- Theo dõi và đánh giá sự phát triển vận động, tinh thần và tâm lý
Theo dõi và đánh giá sự phát triển tinh thần và vận động của trẻ cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi. Người thầy thuốc cần nắm vững các mốc phát triển quan trọng của trẻ để hướng dẫn cho bà mẹ cách theo dõi các giai đoạn phát triển tinh thần vận động của trẻ.
- Tiêm chủng và phòng chống các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phòng chống được bằng cách tiêm chủng. Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng đang tập trung vào việc dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hay gặp như lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi vậy, tùy tình trạng thực tế của địa phương và điều kiện kinh tế của gia đình, người thầy thuốc cần phải hướng dẫn, tư vân cho các bà mẹ theo dõi và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Việc thăm khám cho trẻ đòi hỏi người thầy thuốc phải có những kĩ năng nhất định về tâm lý để tạo sự tin tưởng và thái độ hợp tác tốt từ phía trẻ cũng như người chăm sóc trẻ.
Để lại một phản hồi