Hội nhập xã hội và tàn tật

Hội nhập xã hội và tàn tật

  1. Hội nhập xã hội
  • Là mối liên quan của mỗi cá thể với các lĩnh vực của cuộc sống trong các điều kiện về sức khỏe, cấu trúc chức năng của cơ thể và các yếu tố môi trường. Hộ nhập xã hội có thể bao gồm sự tham gia, sự chấp nhận, sự thỏa mãn các nhu cầu.
  • Hội nhập xã hội bao gồm sự tác động qua lại của khiếm khuyết, giảm chức năng và các yếu tố môi trường, cá nhân với các lnhx vực trong cuộc sống của con người. Các lĩnh vực đó bao gồm các kinh nghiệm liên quan tới các hoạt động lĩ năng, thái độ về tập quán cũng như xã hội.
  • Các yếu tố của hội nhấp xã hội gồm:

Có cuộc sống gia đình

Có nơi ở, được che chở an toàn

Ăn uống

Học hành

Đưcọ đào tạo học nghề

Được vui chơi, giải trí

Được hưởng các dịch vụ công cộng.

Tham gia các hội

Tham gia lao động sản xuất kinh tế

Tham gia các hoạt động chính trị

Điều cốt lõi của hội nhạp xã hội đê cập đến vai trò của mỗi cá nhân trong mỗi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nó biểu thị các mức độ cá nhân trong quá trình liên quan bao gồm cả trách nhiệm của xã hội đối với vai trò mỗi cá nhân. Những trách nhiemj này có thể tạo thuận lợi hoặc gây cản trở sự hội nhập trong các lĩnh vực.

  • Hộ nhập xã hội cso thể được đặc trưng như là kết quả của mối quan hệ phức tạp giữa tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân với các yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường khác nhau có thể có sự ảnh hưởng khác nhau với những cá nhân có khiếm khuyết và giảm chức năng như nhau.
  1. Giới hạn hội nhập – tàn tật
  • Định nghĩa: giới hạn hội nhập (tàn tật) là tình trạng một người do khiếm khuyết, do giảm khả năng hoặc do giảm các yếu tố môi trường cản trở người đó thực hiện vsi trò của mình để sống trong cộng đồng mà phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác để có thể tồn tịa, trong khi những người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh thực hiện được.

Giới hạn hội nhập là những vấn đề mà mỗi cá nhân có thể gặp phải trong cách thức hoặc phạm vi liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Đặc điểm ccaur giới hạn hội nhập:

Giới hạn hội nhập có thể là kết quả trực tiếp từ yếu tố môi trường.

Giới hạn hội nhập phụ thuộc và tập quán văn hóa xã hội vì vậy một cá nhân có thể có giới hạn hội nhập ở trong một môi trường, một địa phương nào đó nhưng ở chỗ khác lại không. Một cá nhân có thể hạn chế sự hội nhập của họ bởi các lý do khác mà không phải do yếu tố sức khỏe như tôn giáo, dân tộc, tầng lớp xã hội.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*