Giảm chức năng cơ thể

Giảm chức năng cơ thể

  1. Các khái niệm liên quan
  • Điều kiện sức khỏe: điều kiện sức khỏe là những thuộc tính hoặc sự thay đổi của tình trạng sức khỏe ở mỗi cá nhân. Sự thay đổi này có thể gây ra cho con người những trở ngại, khó khăn trong hoạt động hàng ngày hoặc khiến họ phải liên quan tới các dịch vụ sức khỏe. Điều kiện sức khỏe có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính, chấn thương, hoặc cũng có thể phản ánh những trạng thái khác liên quan đến sức khỏe như có thai, stress, dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về gen.
  • Cấu trúc cơ thể: là các phần giải phẫu của cơ thể như tay, chân hoặc các phần khác.
  • Chức năng cơ thể: là các chức năng về sinh lý và tinh thần của hệ thống cơ thể. Ví dụ: chức năng sản xuất Insulin của tuyến tụy.

Cấu trúc và chức năng của cơ thể được thiết kế song song. Ví dụ: chức năng cơ thể bao gồm các giác quan cơ bản của con người như chức năng nhìn và cấu trúc chính là mắt và các phần có liên quan khác.

  1. Giảm chức năng
    • Chức năng

Là việc một cá nhân thực hiện một nhiệm vụ, một hoạt động. Ví dụ: đi lại, học hành, giao tiếp.

Theo nghĩa rộng đây là một công việc mà cá nhân thực hiện từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Nó bao gồm những chức năng cơ bản (cầm nắm, đi lại, nhìn) hoặc những chức năng về tinh thần (nhớ các sự việc đã qua, thu nhận kiến thức) hoặc phối hợp các chức năng thể chất và tinh thần ở các mức độ khác nhau (lái xe, kĩ năng cá nhân).

Chức năng đề cập đến các hoạt động cơ bản của con người chứ không đề cập đến khả năng bẩm sinh hoặc những chức năng mà chỉ từng cá nhân mới làm được.

Chức năng của cơ thể có thể được dùng trong lượng gía lâm sàng, test chức năng hoặc tự lượng giá.

  • Giảm chức năng
  • Định nghĩa: giảm chức năng là những khó khăn mà mỗi cá nhân có thể gặp phải trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ, một hoạt động. Phần lớn giảm chức năng là do khiếm khuyết tạo ra.
  • Ví dụ: gãy xương -> mất vận động khớp -> đi lại khó khăn.

Bệnh -> khiếm khuyết -> giảm chức năng.

  • Đặc điểm:

Giảm chức năng có thể tạm thời, vĩnh cửu, liên tục hoặc lúc có lúc không

Giảm chức năng có thể ở mức độ nhẹ, mức độ nặng, tăng lên, giảm đi hoặc dao động theo thời gian

Giảm chức năng thể hiện trong cách thức mà một cá nhân thực hiện công việc. Ví dụ: lao động trong tình trạng đau đớn, không thuận lợi, làm quá chậm, làm không đúng thời gian, không đúng chỗ hoặc làm một cách vụng về không theo cách thức mong muốn.

Giảm chức năng có thể đưuọc quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp

Giảm chức năng có thể thay đổi trong một số lĩnh vực đặc biệt khi khiếm khuyết gây ra nó không được loại bỏ (sử dụng dụng cụ trợ giúp hoặc trợ giúp cá nhân).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*