Fluozac 20mg
Qui cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên
Thành phần: Mỗi viên nang chứa :
Fluoxetin hydroclorid tương ứng với Fluoxetin base 20mg
Tá dược vđ 1 viên
(Tá dược gồm : Tinh bột sắn, lactose, bột talc, magnesi stearat)
Các đặc tính dược lực học : Fluoxetin là một thuốc chống trầm cảm hai vòng có tác dụng ức chế chọn lọc tái thu nhập serotonin của các tế bào thần kinh Tác dụng chống trầm cảm của Fluozac 20mg liên quan tới ức chế tái thu nhập seretoin này ở hệ thần kinh trung ương. Thời gian tác dụng chậm, đến khi có tác dụng điều trị đầy đủ thường phải từ 3-5 tuần, do vậy trường hợp trầm cảm nặng thì không thể thuyên giảm ngay bằng dùng thuốc này.
Nhờ tác động đặc hiệu trên các nơron tiết seretonin, nguy cơ tác dụng phụ thường thấy khi dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũ, không xảy ra khi dùng các thuốc chống trầm cảm loại tác dụng qua seretonin này. Các phản ứng phụ thông thường do tác dụng kháng cholinergic, và tác dụng do histamin, hiếm thấy với các thuốc chống trầm cảm serotoninergic.
Các đặc tính dược động học:
– Hấp thu : Fluoxetin được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa sau khi uống. Sinh khả dụng đường uống nước khoảng 95%. Thuốc liên kết cao với Protein huyết tương. Xấp xỉ 95% – Phân bố : Thể tích phân bố ước khoảng 35 lít/kg. Độ thanh thải ở khoảng 0.58 lít/giờ/kg và giảm khi dùng các liều nhắc lại. Phần lớn fluoxetin (>90%) bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không có tác dụng.
– Thải trừ : Nửa đời của fluoxetin, sau khi dùng liều duy nhất, khoảng từ 1-3 ngày, nhưng sau khi dùng liều nhắc lại, tốc độ thải trừ giảm đi, nửa đời tăng lên khoảng 7-15 ngày. Không thấy nửa đời thay đổi đáng kể ở người cao tuổi hoặc người bệnh giảm chức năng thận khi dùng fluoxetin liều duy nhất. Tuy vậy, vì thuốc có nửa đời tương đối dài và biết đổi không tuyến tính sau khi dùng nhiều liều, nghiên cứu liều duy nhất không đủ để loại khả năng dược động bị biến đổi ở người cao tuổi hoặc người giảm chức năng thận. Người sơ gan do rượu có nửa đời dài hơn, gấp đôi ở người bình thường. Nửa đời thải trừ của thuốc bị thay đổi như vậy có thể do thuốc ức chế enzym chuyển hóa trong gan. Cơ chế thay đổi nửa đời thải trừ của thuốc khi dùng liều nhắc lại là do fluoxetin ức chế enzym gan cytochrom P450 2D6. Điều này đặc biệt quan trọng với những người bệnh có lượng enzym gan rất thấp và biểu hiện này có tính di truyền. Những người bệnh thiếu enzym CYP 2D6 thường có nửa đời thải trừ và diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc/máu – thời gian (AUC ) tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
– Chỉ định: Điều trị trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ,rối loạn xung lực cưỡng bức – ám ảnh, xuất tinh sớm.
Cách dùng và liều dùng: theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều trung bình:
* Điều trị trầm cảm:
– Liều ban đầu: Uống 20mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng. Một số người bệnh có thể dùng liều thấp hơn: 5mg/ ngày hoặc 20mg cách 2 hoặc 3 ngày/ 1 lần.
– Liều duy trì được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của mỗi người. Thông thường, sau một vài tuần mới đạt được hiêu quả điều trị đầy đủ, do vậy không nên tăng liều thường xuyên.
* Điều trị xung lực cưỡng bức – ám ảnh:
– Liều ban đầu: 20mg/ ngày như trên. Liều trên 20mg phải chia làm 2 lần: sáng và chiều, liều tối đa: 80mg/ngày. Với người cao tuổi và người suy gan, cần giảm liều ban đầu và giảm tốc độ tăng liều.
Có nguy cơ tích lũy fluoxetin và chất chuyển hóa ở người bệnh giảm chức năng thận, do vậy, cần cân nhắc điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận.
Người cao tuổi: Thường bắt đầu 10mg/ngày và không được vượt quá 60mg/ngày.
( Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc).
Chống chỉ định: Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Người suy thận nặng( độ thanh thải creatinin < 10ml/ phút). Người bệnh đang dùng các thuốc ức chế MAO ( dùng 2 loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần). Người có tiền sử động kinh. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Trẻ em dưới 15 tuổi.
Thận trọng: Tránh dùng thuốc đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase ( MAO). Chỉ nên bắt đầu dùng các thuốc ức chế MAO khi fluoxetin đã được thải trừ hoàn toàn ( ít nhất 5 tuần). Cần thận trọng giảm liều cho người bệnh có bệnh gan hoặc giảm chức năng gan.
+ Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng suy xét, phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động, nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc những công việc cần tỉnh táo. Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu, nên không đứng dậy đột ngột khi đang ở tư thế ngồi hoặc nằm.
+ Thận trọng với người bệnh có tiền sử bệnh động kinh do fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: không dùng.
Tác dụng không mong muốn của thuốc: Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ có thể bị tăng lên ( 10 – 20% số ca điều trị). Phản ứng buồn nôn lúc đầu và phụ thuộc vào liều dùng cũng có thể xảy ra tới 10%.
+ Thường gặp: Toàn thân (mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi);TKTW (liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục); Tiêu hóa ( Buồn nôn, ỉa chảy, chán ăn);Da (phát ban, ngứa); Thần kinh (run); Tâm thần( Tình trạng bồn chồn, mất ngủ, lo sợ)
+ ít gặp: Toàn thân (đau đầu); tiêu hóa (nôn, rối loạn tiêu hóa, khô miệng);da (mày đay); hô hấp (co thắt phế quản/ phản ứng giống hen); tiêt niệu (bí tiểu tiện).
+ Hiếm gặp: Toàn thân (ngất, bệnh huyết thanh); Tuần hoàn (loạn nhịp tim, mạch nhanh, viêm mạch) TKTW ( phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin); Nội tiết ( giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, tăng Prolactin huyết, chứng to vú đàn ông, chứng tiết nhiều sữa); Da ( dát sần, chứng mụn mủ, phát ban da, luput ban đỏ); Gan ( viêm gan, vàng da ứ mật); Hô hấp ( Xơ hóa phổi, phù thanh quản) ; Chuyển hóa ( giảm natri huyết ).
* Ghi chú: “ Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”
– Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác: không nên dùng đồng thời fluoxetin với các chất ức chế monoamin oxydase như furazolidon, procarbazin và selegilin, vì có thể gây lú lẫn, kích động, những triệu chứng ở đường tiêu hóa, sốt cao, co giật nặng hoặc cơn tăng huyết áp.
+ Fluoxetin ức chế mạnh các enzym gan cytochrom P450 2D6. Điều trị đồng thời với các thuốc chuyển hóa nhờ enzym này và có chỉ số điều trị hẹp ( Ví dụ: flecanid, encainid, vinblastin, carbamazepin và thuốc chống trầm cảm 3 vòng) thì phải bắt đầu hoặc điều chỉnh các thuốc này ở phạm vi liều thấp. Điều này cũng được áp dụng khi điều trị fluoxetin đã được dùng trong vòng 5 tuần trước đó. Nồng độ các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, maprotilin hoặc trazodon trong huyết tương có thể tăng lên gấp đôi khi dùng đồng thời với fluoxetin. Do vậy nên giảm 50% liều các thuốc này khi dùng đồng thời với fluoxetin.
+ Dùng đồng thời fluoxetin với Diazepam có thể kéo dài nửa đời của Diazepam ở một số người bệnh, nhưng cá đáp ứng sinh lý và tâm thần vận động có thể không bị ảnh hưởng.
+ Điều trị sốc điện: cơn co giật kéo dài khi điều trị đồng thời với fluoxetin
+ Dùng đồng thời với các thuốc tác dụng thần kinh có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
+ Các thuốc liên kết nhiều với Protein huyết tương như: thuốc chống đông máu, digitalis hoặc digitoxin, dùng đồng thời với fluoxetin có thể bị đẩy ra khỏi vị trí liên kết protein, làm tăng nồng độ các thuốc tự do trong huyết tương và tăng tác dụng phụ.
+ Nồng độ phenytoin có thể bị tăng lên khi dùng đồng thời với fluoxetin, dẫn đến ngộ độc. Nên cần theo dõi chặt chẽ nồng độ phennytoin trong huyết tương.
+ Dùng fluoxetin đồng thời với lithi có thể làm tăng hay giảm nồng độ lithi trong máu, và đã có trường hợp ngộ độc lithi xảy ra. Do đó, cần theo dõi nồng độ lithi trong máu.
Sử dụng quá liều: Fluozac 20mg có phạm vi an toàn tương đối rộng. Khi uống quá liều, triệu chứng chủ yếu là buồn nôn, nôn. Cũng thấy triệu chứng kích động, hưng cảm nhẹ và các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương.
Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể cho dùng than hoạt và sorbitol. Duy trì hô hấp, hoạt đông tim và thân nhiệt. Nếu cần, dùng thuốc chống co giật như Diazepam. Các biện pháp thẩm phân máu, lợi niệu bắt buộc hoặc thay máu có lẽ không có hiệu quả do thể tích phân bố lớn và thuốc liên kết nhiều với Protein.
Hạn dùng: 36 tháng tính từ ngày sản xuất.
Để lại một phản hồi