Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh đã khiến không ít các ông bố bà mẹ phải lo lắng rất nhiều, cảm thấy xót xa về sức khỏe của bé với những triệu chứng nôn trớ, khóc nhiều, kém ăn, đau tức… ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn. Hãy cùng tìm hiểu về cách đối phó với căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện. Cơ thắt ở 2 đầu thực quản cũng chưa hoạt động ổn định, đóng mở thất thường khiến cho trẻ dễ bị trào ngược thức ăn lên thực quản, hay nôn trớ.
Cho trẻ bú sai tư thế
Các bà mẹ mới sinh lần đầu thường chưa có kinh nghiệm cho con bú nên thường để trẻ bú sai tư thế, thường đặt con vừa nằm vừa bú khiến trẻ dễ bị trào ngược.
Phân biệt trào ngược sinh lý và bệnh lý
Chắc hẳn rất nhiều bà mẹ thường nhầm lẫn hiện tượng nôn trớ và trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh. Nôn trớ được coi là hiện tượng trào ngược sinh lý thường diễn ra trong thời gian ngắn, trẻ dưới 6 tháng tuổi, tự hết dần theo thời gian khi bé lớn lên. Khi bé có biểu hiện nôn trớ mà vẫn ăn uống tốt, trẻ tăng cân bình thường, hơi thở không khò khè thì lúc này nôn trớ được coi là trào ngược sinh lý. Khi hiện tượng nôn trớ kéo dài, xuất hiện thường xuyên, trẻ không tăng cân, khóc nhiều, kém ăn thì có thể bé đã bị trào ngược bệnh lý.
Đối phó với bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Nếu bệnh trào ngược kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, chậm lớn, không tăng cân, có thể phá hủy hệ tiêu hóa và hô hấp của trẻ như viêm loét.. Để ngăn ngừa và làm giảm hiện tượng trào ngược ở trẻ em tốt nhất các mẹ nên thực hiện tốt những điều sau:
– Cho trẻ bú, ăn đúng tư thế, không được cho bé vừa nằm vừa bú. Nếu cho bú bằng bình sữa, cần dốc ngược bình để sữa luôn chảy xuống miệng bé, tránh tình trạng trẻ hít phải hơi, làm đầy bụng.
+ Nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ mỗi lần ăn, nên chia thành nhiều bữa nhỏ giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày
+ Giữ tư thế thẳng đứng trong và sau khi ăn, tránh rung lắc trong lúc ăn
+ Khi trẻ bị nôn trớ, không được cho ăn ngay mà cần dùng nước ấm cho trẻ súc miệng, làm sạch lưỡi và khoang miệng. Chờ một lúc rồi mới cho bé ăn tiếp
+ Khi trẻ bị sặc thức ăn, sữa lên mũi nên hút cho trẻ càng nhanh càng tốt
+ Chú ý khi bé ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Như bạn đã biết thì điều trị trào ngược axit bằng thuốc Tây sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ. Vì dạ dày của bé còn non yếu chưa đáp ứng được tác dụng mạnh của thuốc Tây. Do đó bạn nên dùng các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y để chữa bệnh an toàn, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Rất nhiều phụ huynh đã tin tưởng và lựa chọn Bình Vị Trường An của nhà thuốc Hải Sáu để điều trị bệnh trào ngược cho trẻ hiện nay. Thuốc được điều chế từ 100% thảo dược tự nhiên nên chữa bệnh rất lành tính, các dược chất tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết về bệnh trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh cũng như cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y vui lòng liên hệ với nhà thuốc Hải Sáu 0981 199 836 – 0902 196 672 để được giải đáp chi tiết và chính xác nhất.
Để lại một phản hồi