DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỆNH

Nguyên tắc cơ bản trong nuôi ăn là tạo một chế độ ăn có đầy đủ năng lượng và giàu đạm. Thức ăn có lượng dầu hoặc mỡ cao cũng cần thiết vì chất béo cung cấp đến 30–40% tổng năng lượng. Bên cạnh đó, việc cho ăn thường xuyên cũng giúp hấp thu dinh dưỡng cao hơn. Đối với trẻ bệnh, nên cung cấp thêm multivitamin và chất khoáng.

1.Nguyên tắc nuôi ăn trẻ sơ sinh bệnh và trẻ nhỏ là:

• Tiếp tục bú mẹ

• Không hạn chế cho ăn

• Cho trẻ ăn thường xuyên, từng ít một, mỗi 2–3 giờ

• Dỗ ngọt, khuyến khích và kiên nhẫn

• Cho ăn bằng ống thông mũi dạ dày khi trẻ biếng ăn quá mức

• Tiếp tục bắt kịp tăng trưởng sau khi trẻ ăn được trở lại

Thức ăn cho trẻ

• Phải ngon, có vị (đối với trẻ)

• Dễ ăn (mềm hoặc là lỏng)

• Dễ tiêu hóa

• Dinh dưỡng: giàu năng lượng và dưỡng chất.

Nguyên tắc cơ bản trong nuôi ăn là tạo một chế độ ăn có đầy đủ năng lượng và giàu đạm. Thức ăn có lượng dầu hoặc mỡ cao cũng cần thiết vì chất béo cung cấp đến 30–40% tổng năng lượng. Bên cạnh đó, việc cho ăn thường xuyên cũng giúp hấp thu dinh dưỡng cao hơn. Đối với trẻ bệnh, nên cung cấp thêm multivitamin và chất khoáng.

Khuyến khích trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ thường xuyên. Khi trẻ nhỏ tự ăn hoặc ăn chung và có sự so sánh ganh đua với anh chị em thì chúng thường ăn không đủ nhu cầu.

Nghẹt mũi, khô mũi có thể khiến trẻ ăn khó hớn. Để làm loãng nhầy mũi, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để bôi trơn.

Đối với một số trẻ không thể ăn bằng miệng trong một thời gian (do ví dụ như trẻ bị mất ý thức trong viêm màng não hay trẻ suy hô hấp )
Bữa ăn chuẩn

Công thức chung là 100 kcal và 3 g đạm/100 ml. Một phần thức ăn cần có 200 kcal và 6 g đạm. Mỗi đứa trẻ nên ăn khoảng 7 cữ ăn trong 24 giờ,

Công thức 1 (cháo đặc không sữa)
Thành phần chứa trong 1 lít cho mỗi phần ăn

Bột ngũ cốc 100 g

Đậu phộng hay hạt dầu 100 g

Đường 50 g

Nấu cháo đặc và khuấy trong hỗn hợp bột và đường. Tạo thành 1 lít

Công thức 2 (cháo đặc với sữa hoặc cơm nhão)
Thành phần

Chứa trong 1 lít cho mỗi phần ăn

Bột ngũ cốc 125 g

Sữa (tươi hay sữa có thể để lâu) 600 ml

Đường 75 g

Dầu hoặc bơ 25 g

Nấu cháo đặc với sữa và 1 ít nước (hoặc dùng 75 g sữa bột thay cho 600 ml nước sữa), sau đó thêm đường và dầu. Tạo thành 1 lít.

Với bữa ăn dùng cơm, thay thế bột ngũ cốc bằng lượng cơm tương đương.Các công thức này cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Công thức 3 (cơm chính)
Thành phần chứa trong 1 lít

Cơm 75g

Hạt đậu lăng 50g

Bí ngô 75g

Rau xanh 75g

Dầu hoặc bơ 25g

Nước 800ml

Cho gạo, hạt đậu lăng, bí ngô, dầu, gia vị và nước vào nồi và đậy nắp. Trước khi nấu cơm, thêm rau xanh băm nhỏ. Nấu trong vài phút.

Công thức 4 (cơm chính ăn chung với gia đình)
Thành phần

Lượng trong 1 bữa ăn

Cơm chín 90g (4.5 muỗng lớn)

Đậu nghiền nấu, đậu hà lan hay đậu lăng 30g (1.5 muỗng lớn)

Bí ngô nghiền nấu 30g (1.5 muỗng lớn)

Bơ hoặc dầu 10g (2 muỗng café)Đậu phộng mềm

Trứng 30g (1 quả trứng)

Rau xanh Làm mềm thức ăn nghiền bằng bơ hoặc dầu

Công thức 5 (bắp là chính ăn chung với gia đình)
Thành phần

Lượng trong 1 bữa ăn

Cháo bắp đặc (nấu chin) 140g (6 muỗng lớn)

Đậu phộng mềm 15g (3 muỗng café)bTrứng 30g (1 quả trứng)

Rau xanh 20g (1 nắm)Trộn hỗn hợp đậu phộng với trứng, nấu thành cháo đặc.

Nấu trong vài phút. Phi hành với cà chua cho thơm rồi thêm rau vào. Khuấy thành cháo đặc và chia thành từng phần. Muỗng lớn = 10 ml.Muỗng café = 5 ml

2. Dinh dưỡng khi trẻ bệnh và trẻ khỏe

Trẻ dưới 6 tháng

 Trẻ bú mẹ theo nhu cầu, cả ngày và đêm, ít nhất 8 cữ trong 24 giờ

 Nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuần tuổi và cân nặng lúc sinh thấp, cho ăn mỗi 2-3 giờ. Đánh thức trẻ dậy ăn sau mỗi 3 giờ.

 Không cho trẻ ăn thức ăn khác hoặc uống nước.

 Nếu trẻ > 4 tháng, vẫn còn đói sau khi bú và không tăng cân đủ:

– Thêm các thức ăn bổ sung (xem bên dưới).

– Thêm 2–3 muỗng súp 1-2 lần một ngày sau khi cho trẻ bú.

Trẻ 6-12 tháng

 Cho bú theo nhu cầu cả ngày và đêm, ít nhất 8 cữ trong 24 giờ.

 Cung cấp đủ thức ăn giàu dinh dưỡng thiết yếu, nghiền nát hoặc băm nhỏ tăng dần mức độ —– –Cho trẻ ăn 3 lần/ngày nếu còn bú mẹ

– Cho trẻ ăn 5 lần/ngày nếu đã cai sữa mẹ, thêm 1-2 tách sữa

Trẻ 12 tháng – 2 tuổi

 Cho bú theo nhu cầu.

 Cho ăn đa dạng thức ăn giàu dưỡng chất thiết yếu  hoặc ăn thức ăn chung với gia đình 5 lần/ngày.

 Cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, khuyến khích và kiên nhẫn khi cho trẻ ăn.Trẻ ≥ 2 tuổi

 Ăn chung với gia đình 3 bữa ăn/ngày. Thêm các thức ăn giàu dưỡng chất 2 lần/ngày giữa các bữa ăn

 Nói chuyện và tiếp xúc ánh mắt với trẻ trong bữa ăn.a Một chế độ ăn hợp lý khi có đủ chất và lượng (ví dụ, ngũ cốc đặc thì thêm dầu), có thịt, cá, trứng, đậu, trái cây và rau.

3. Ví dụ về nhu cầu thức ăn phù hợp cho trẻ ở một số nước Bolivia, Ấn Độ, Nepal, Nam Phi, và cộng hòa Tazania

Quốc gia Bolivia

6-12 tháng 1-2 tuổi > 2 tuổi-

-Ngũ cốc nhừ, rau nghiền nát, thịt băm nhỏ hoặc lòng đỏ trứng, trái cây.

Từ 9 tháng: cá, trứng Bữa ăn chung với gia đình kèm thêm trái cây theo mùa, tráng miệng có sữa (sữa trứng, cơm sữa), sữa chua, phô mai, sữa 2 lần/ngày

Ấn Độ

Một lượng vừa cháo đặc với trứng, gà, cá, thịt, đậu tương lên men, món tahu, cà rốt, rau bi na, đậu xanh, dầu, sữa dừa. Tương tự, 2 bữa ăn nhẹ/ngày giữa các bữa ăn chính như là đậu xanh, cháo đặc, chuối, bánh bích quy, món nagasari

Bữa ăn chung với gia đình với lượng vừa đủ gồm cơm, món ăn thêm, rau và trái cây. Tương tự, thêm một số thức ăn nhẹ 2 lần/ ngày giữa các bữa ăn chính như là đậu xanh, cháo đặc, chuối, bánh bích quy, món nagasari

Nepal

Lượng vừa đủ thức ăn mềm như cơm, đậu lăng, bánh mì nghiền, bánh bích quy, sữa, sữa chua, trái cây theo mùa (như chuối, ổi, xoài), rau (như là khoai tây, cà rốt, rau xanh, đậu), thịt, cá và trứng

Nam Phi

Cháo đặc với dầu, bơ đậu hay đậu đất, bơ và gà, đậu, sữa nguyên kem, trái cây và rau, bơ dầm hoặc là thức ăn chung gia đình Cháo đặc với dầu, bơ đậu hay đậu đất, bơ và gà, đậu, sữa nguyên kem, trái cây và rau, bơ dầm hoặc chuối, cá hộp hoặc thức ăn chung gia đình Bánh mì và bơ đậu, trái cây tươi hay nguyên kem

Cộng hòa Tazania

Thức ăn mềm có thành phần sữa, thức ăn nát (như cơm, khoa tây, cháo bột ngô). Thêm đậu, rau đậu, thịt, cá hay đậu khô. Thêm rau xanh hay trái cây như đu đủ, xoài, chuối hay bơ. Thêm 1 muỗng dầu vào thức ăn. Bữa ăn nhẹ giàu dưỡng chất như uji, sữa, trái cây 2 lần/ngày  nên cho trẻ ăn bằng ống thông mũi dạ dày.

Nguy cơ hít sặc có thể hạn chế khi ta cho ăn lượng ít một nhiều cữ nhỏ và đảm bảo ống thông vào đúng dạ dày trước khi bắt đầu cho trẻ ăn.Về chế độ dinh dưỡng của trẻ trong bệnh viện, nên cho trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bắt đầu hồi phục để tránh sụt cân. Mẹ hay người nuôi trẻ nên biết cho trẻ ăn thường xuyên hơn bình thường (ít nhất thêm một bữa ăn so với hàng ngày) trong giai đoạn vị giác trẻ đang phục hồi

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*