Đặc điểm phát triển của giai đoạn cao tuổi

Đặc điểm phát triển của giai đoạn cao tuổi

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính. Tổ chức y tế thế giới cũng chia người cao tuổi thành ba thời kì:

  • Cao tuổi 60 đến 74 tuổi
  • Người già 75 đến 90 tuổi
  • Người già sống lâu trên 90 tuổi
  1. Đặc điểm về cơ thể người cao tuổi

Giai đoạn cao tuổi gắn liền với quá trình già hóa một cách hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Chức năng của các cơ quan quan trọng của cơ thể bị suy giảm một cách nghiêm trọng khi về già. Điều này dẫn đến sự gia tăng nguy cơ ốm đau bệnh tật của người cao tuổi. Sự già hóa này không chỉ diễn ra ở các chức năng về sinh lý mà cả các chức năng về trí tuệ. Đặc biệt, trí nhớ của người cao tuổi nói chung kém hẳn, hay nhầm lẫn, do đó việc khai thác tiền sử, bệnh sử thường gặp khó khăn, đọ chính xác và mức độ tin cậy của thông tin thường hạn chế.

  1. Sự thay đổi về tâm lý, xã hội ở người cao tuổi

Sự thay đổi về sunh lý cộng với những thay đổi về môi trường xã hội thường dẫn đến ựu thay đổi về tâm lý của người cao tuổi.

Năng lực cảm nhận giảm sút do sự suy giảm chức năng thính giác, thí giác, trí nhớ, khả năng phản ứng chậm chạp làm cho người cao tuổi có cảm giác già nua. Điều này có thể dẫn đến một loạt phản ứng tâm lý như sự phiền muộn, thờ ơ, cô độc.

Sự thay đổi môi trường xã hội xung quanh sau khi rời cương vị công tác khiến cho người cao tuổi gặp khó khăn trong việc thích nghi, tinh thần luôn trong trạng thái dễ bị kích động dẫn đến những phản ứng tiêu cực như mặc cảm, chán nản, tâm trạng sầu muộn. Mặt khác sự thay đổi điều kiện kinh tế, sự qua đời của bạn bè, người thân và những mâu thuẫn trong gia đình  dễ làm cho người già suy sụp. Tình trạng bị kích động kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự lành mạnh cả về thể chất và tinh thần của người cao tuổi. Lòng tự trọng của người cao tuổi thường dễ bị tổn thương do đề cao yếu tố từng trải, quen phân tích sự vật hiện tượng dựa trên kinh nghiệm nên dễ nảy sinh mâu thuẫn với lớp trẻ. Khi có mâu thuẫn, cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương, người cao tuổi thường có những phản ứng tâm lý cố chấp, thô bạo hoặc có thể thầm lặng, tiêu cực.

Như vậy, để gìn giữ và bảo vệ sức khỏe về cả thể chất và tinh thần, người cao tuổi cần phải bồi dưỡng tâm lý tích cực, duy trì sự lành mạnh trong suy nghĩ và khắc phục những suy nghĩ tiêu cực.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*