Chăm sóc và quản lý sức khỏe trẻ vị thành niên

Chăm sóc và quản lý sức khỏe trẻ vị thành niên

Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi ấu thơ thành người lớn. Theo quy định của tổ chức y tế thế giới, giai đoạn vị thành niên được tính từ 10-19 tuổi và ở Việt Nam cũng áp dụng phân loại độ tuổi vị thành niên này.

  1. Những biến đổi về thể chất

Điểm quan trọng nhất về sự phát triển thể chất trong giai đoạn này là quá trình dậy thì. ở bên trong cơ thể, sự gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết trong đó có buồng trứng ở trẻ gái và tinh hoàn ở trẻ trai dẫn đến sự phát triển nhanh về vóc dáng cơ thể và sự xuất hiện của các dấu hiệu sinh dục như vú phát triển, kinh nguyệt, thay đổi giọng nói. Giai đoạn dậy thì chính thức thường xảy ra ở nữ sớm hơn so với ở nam và được đánh dấu bằng việc hành kinh lần đầu ở trẻ gái và hiện tượng xuất tinh ở trẻ trai. Các hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy khả năng có thể thụ tinh và sinh con. Các biến đổi về thể chất cũng nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện các chức năng sau này.

  1. Những biến đổi về tâm lý xã hội

Trẻ vị thành niên thường tự mình nhận thức trước những thay đổi của cơ thể và thường có nhiều câu hỏi về những thay đổi đó. Điều đó song hành với những biến đổi tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên. Những biến đổi về mặt sinh học đối khi có thể tác động đến tâm lý của trẻ. Trẻ thường có nhu cầu khám phá cơ thể mình  và các bạn khác giới, thường hay để ý, băn khoăn về những thay đổi của cơ thể. Lúc này trẻ thường rất quan tâm đến hình ảnh của cơ thể mình, có thể có cảm giác không hài lòng về hình ảnh của bản thân. Trẻ cũng quan tâm hơn đến các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và có thể có nhiều trạng thái căng thẳng với người xung quanh. Những thay đổi về thể chất và tâm sinh lý của trẻ vị thành niên  hướng đến sự phát triển một cá nhân tồn tại một cách độc lập. Tính độc lập khiến cho trẻ vị thành niên  thường xem xét giá trị và lời khuyên của bố mẹ  dẫn đến việc dễ dàng nảy sinh xung đột với bố mẹ. Mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa đóng vai trò quan trọng trong độ tuổi này. Cần phải tận dụng mối quan hệ bạn bè đồng đẳng trong việc giáo dục và điều chỉnh hành vi trẻ vị thành niên.

  1. Cách chăm sóc và quản lý sức khỏe trẻ vị thành niên
  • Các bệnh thường gặp ở tuổi vị thành niên bao gồm các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh lý răng miệng, bệnh lý rối loạn dinh dưỡng như thiếu máu dinh dưỡng, béo phì…
  • Vấn đề tình dục trước hôn nhân và mang thai ở tuổi vị thành niên
  • Vấn đề tai nạn thương tích
  • Các tệ nạn xã hội
  • Ngoài việc quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, thầy thuốc cần quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo sục sức khỏe phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe, tập trung vào giáo dục vệ sinh, phòng chống các bệnh học đường, tai nạn thương tích.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*