Contents
Bệnh nhân cần được đánh giá nhanh các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ), sơ cứu đảm bảo an toàn và khẩn trương vận chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu điều trị đột quỵ.
1 Nguyên tắc điều trị chảy máu não:
*Nếu bệnh nhân tỉnh: đặt nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.
Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì.
Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm rãi trong miệng có thể gây khó thở.
*Nếu bệnh nhân hôn mê
Kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Hỗ trợ hô hấp nếu cần.
– Điều chỉnh nước- điện giải, thăng bằng kiềm toan
– Cầm máu.
– Chống phù não
– Điều trị triệu chứng
– Dự phòng và điều trị biến chứng
– Điều trị PHCN
– Điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ.
2 Điều trị cụ thể
– Cấp cứu theo quy trình ABC.
– Xử trí tăng huyết áp:
Hạ huyết áp từ từ rằng 15% mức hiện tại. Thường đưa HATT về mức 160-170 mmHg trong vòng 1-2 tuần đầu. Sau đó duy trì mức HA <140/90 mmHg.
Hiện nay theo hướng dẫn mới 2015 của Hội Đột quỵ Mỹ hạ huyết áp tích cực giai đoạn chảy máu cấp về mức 140/90mmHg sẽ giảm thể tích khối máu tụ.
– Chống phù não
– Chống đau, chống kích thích.
– Bù dịch và thăng bằng kiềm toan
– Thuốc dinh dưỡng tế bào não: Cerebrolysin, citicolin
– Dự phòng và điều trị biến chứng: Co giật, nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa, suy dinh dưỡng
– Phục hồi chức năng
3 Dự phòng và điều trị biến chứng
– Co giật: cắt cơn giật bằng Diazepam 10mg tĩnh mạch chậm. Chú ý tác dụng phụ gây ức chế hô hấp.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi: Dự phòng bằng cách cho bệnh nhân vận động sớm, đi tất chun hoặc tất bơm hơi. Một số trường hợp có nguy cơ huyết khối cao, xét nghiệm không có rối loạn đông máu nặng, không bị giảm tiểu cầu có thể dung heparin rọng lượng phân tử thấp (lovenox, enoxaparin 1mg/kg x 2 lần/ngày tiêm dưới da).
– Trầm cảm sau đột quỵ: biểu hiện bệnh nhân hồi phục chậm hơn, kém hợp tác điều trị, cảm xúc không ổn định, khí sắc trầm. Có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.
– Nhồi máu cơ tim: thường gặp trong vòng 4 tuần sau đột quỵ. Chảy máu não thường gây tình trạng sốc chung tăng tiết catecholamine, tăng huyết áp hay rối loạn điện giải (hạ natri, hạ kali). Cần theo dõi để xử trí kịp thời.
– Nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết: nguy cơ cao do nguyên nhân hạn chế vận động, rối loạn nuốt, rối loạn ý thức, can thiệp thủ thuật (mở thông dạ dày, thông tiểu, nội khí quản…). Nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao.
+ Cần chăm sóc giữ vệ sinh toàn thân, vệ sinh răng miệng.
+ Bệnh nhân rối loạn nuốt, rối loạn ý thức nên đặt ống thông dạ dày hoặc mở thông dạ dày qua da để tránh viêm phổi hít. Tập nói, tập nuốt, tập ho khạc càng sớm càng tốt.
+ Bệnh nhân đặt thông tiểu cần thay sau 7-10 ngày. Rửa bang quang bằng nước muối sinh lý ấm hoặc Betadin pha 2mm/500 ml muối sinh lý nếu có biểu hiện viêm bang quang.
+ Phát hiện sớm và dung kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
– Chảy máu đường tiêu hóa: có thể gặp ở bệnh nhân đột quỵ mức độ nặng lien quan đến stress hoặc trên bệnh nhân đã có tiền sử bệnh lý loét dạ dày. Xử trí nuôi ăn đường tĩnh mạch, thuốc ức chế bơm proton.
– Loét do tỳ đè: Dự phòng bằng cách giữ vệ sinh da, trở mình 1 giờ 1 lần, sử dụng đệm hơi hay thay đổ điểm tỳ. Phát hiện và ngăn chặn sớm những chỗ nguy cơ loét( ửng đỏ da, trợt nông…)
– Phục hồi chức năng.
Điều trị ngoại khoa:
Cân nhắc phẫu thuật khi
– Ổ máu tụ lớn ở bán cầu đại não có triệu chứng choán chỗ rõ, ý thức xấu dần nên cân nhắc điều trị phẫu thuật.
– Ổ máu tụ ở tiểu não đường kính > 3cm cần phẫu thuật tránh tụt kẹt não.
Để lại một phản hồi