CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA ĐỘT QUỴ NÃO

ĐỘT QUỴ NÃO là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch và là nguyên nhân hang đầu gây nên tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành.

  1. ĐỊNH NGHĨA

TCYTTG: ĐQN là sự khởi phát đột ngột một khiếm khuyết thần kinh khu trú kéo dài trên 24 giờ và đã loại trừ nguyên nhân không phải mạch máu.

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) có định nghĩa như ĐQN nhưng kéo dài dưới 24 giờ, thường chỉ trong vài phút

ĐQN chia làm hai thể là Nhồi máu não (80-85%) và Chảy máu não(15-20%).

  1. DỊCH TỄ

– ĐQN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch và là nguyên nhân hang đầu gây nên tỷ lệ tàn tật ở người trưởng thành.

– Mỹ: ước tính khoảng 780 nghìn bệnh nhân mới mắc hoặc tái phát trong một năm , chi phí chăm sóc điều trị trực tiếp cho các bệnh nhân này khoảng 17 tỉ USD, chi phí gián tiếp khoảng 40 tỉ USD.

– Việt Nam: Cần Thơ tỷ lệ hiện mắc là 129/100.000, tỉ lệ tử vong 33,53/100.000 dân.

Nghệ An: tỷ lệ hiện mắc là 355,9/100.000, tỉ lệ tử vong 65,1/100.000 dân.

Hà Tây: tỷ lệ hiện mắc là 169,9/100.000, tỉ lệ tử vong 25,5/100.000 dân.

  1. YẾU TỐ NGUY CƠ

3.1 Nhóm các yếu tố nguy cơ không thay đổi được: tuổi, giới, chủng tôc và di truyền.

– Tuổi cao là YTNC cao nhất của ĐQN, tuổi càng cao thì bệnh mạch máu càng nhiều, trước hế là XVĐM. Tuổi càng cao càng tích tụ nhiều nhiều YTNC.

ĐQN tăng rõ rệt sau 50 tuổi, tập trung nhiều nhất từ 50-70.

– Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi lứa tuổi. Tỷ lệ nam/nữ 1,5-2 lần.

– Chủng tộc: người da đen có tần suất mắc ĐQN cao nhất sau đó đến người da vàng và người da trắng ít nhất.

– Tiền sử gia đình.

3.2 Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

3.2.1 Tăng huyết áp: – THA là nguy cơ hàng đầu của ĐQN. THA lâu dài gây tổn thương thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, tạo huyết khối tắc mạch, tạo các vi phình mạch trong não… gây NMN, CMN.

  • THA gặp trong chảy máu não nhiều gấp 2-3 lần NMN đặc biệt khi có kết hợp ĐTĐ và XVĐM.
  • Tăng HA và ĐQN có mối quan hệ nhân quả. Tăng HA gây ra ĐQN nhưng ĐQN có thể gây tăng HA (phản ứng). Để xác định tăng HA là nguyên nhân của ĐQN cần tìm ra bằng chứng về tiền sử THA, triệu chứng tổn thương cơ quan đích do bênh THA như tim, thận, mắt…

3.2.2 Các bệnh lý tim:

  • Bệnh lý tim mạch là YTNC quan trọng của ĐQN. Các bệnh lý dễ tạo cục máu đông trong buồng tim, khi có rối loạn nhịp như rung nhĩ, LNHT, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…
  • Nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ là 5%, tần suất tăng theo tuổi.

3.2.3 Đái tháo đường:

ĐTĐ là YTNC gây xơ vữa động mạch nói chung trong đó có mạch tim và não, do đó làm tăng sự xuất hiện các bệnh lý tim mạch. Kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm ĐQN xảy ra muộn hơn và biến chứng vi mạch xảy ra chậm hơn.

ĐTĐ làm tăng tỷ lệ mắc ĐQN từ 2-6,5 lần, tăng tỷ lệ tử vong lên 2 lần.

3.2.4 Rối loạn lipid máu:

Tăng lipid máu gây tăng ĐQN thông qua cơ chế VXĐM.

Vữa xơ động mạch làm thay đổi cấu trúc và hình thái lớp nội mô và làm tiền đề cho quá trình tạo huyết khối. Tổn thương lớp nội mạc kích thích quá trình kết tập bạch cầu đơn nhân và tạo lập mảng xơ vữa, yếu tố khởi đầu của quá trình xơ vữa mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3.2.5 Béo phì:

Là YTNC không trực tiếp gây ĐQN thông qua bệnh lý tim mạch.

3.2.6 Hút thuốc:

Là một trong những YTNC quan trọng gây ĐQN và bệnh lý mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong có thể phòng tránh được.

Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều làm tăng nguy cơ.

Thuốc lá làm biến đổi nồng độ lipid, giảm yếu tố bảo vệ HDL, tăng fibrinogen, tăng tính đông máu, độ nhớt máu, tăng kết dính tiểu cầu..

3.2.7 Rượu:

Rượu gia tăng hoặc giảm nguy cơ ĐQN phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ rượu. Việc lạm dụng rượu( thói quen uống khoảng56-70g rượu hang ngày hoặc say quá chén) sẽ làm tăng áp lực máu, tăng kết dính tiểu cầu, tăng tính đông máu, tăng glycerid, cơn rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim và liên quan đến sự  gia tăng nguy cơ của ĐQN (đặc biệt là chảy máu não).

  • Tuy nhiên nếu dùng ít 10-30g ethanol đối với nam và 10-20g đối với nữ thì an toàn và hữu ích thông qua tăng HDL, chống ngưng tập tiểu cầu.

3.2.8 Thuốc ngừa thai:

Thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao gây nguy cơ ĐQN vì tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch não. Chỉ nên dùng loại có nồng độ estrogen thấp. Dùng thuốc tránh thai khi có THA hoặc hút thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ ĐQN và bệnh mạch vành.

3.2.9 Tăng acid uric máu:

Acid uric làm ổn định sự ngưng tập tiểu cầu và xu hướng tăng chứng huyết khối. Acid uric máu có sự tương quan với cân nặng, áp lực máu, glucose, fibrinogen, ure, creatinin và cholesterol máu toàn phần.

Tăng acid uric máu tăng gấp 2 lần nguy cơ tử vong và đột quỵ.

3.2.10 Hoạt động thể lực:

Hoạt động thể lực tác động đến các YTNC sau: huyết áp, ĐTĐ, tình trạng lipid máu, phản ứng viêm, fibrinogen, BMI và homocystin.

  • Tập thể dục làm giảm thấp các YTNC tim mạch. Tập cường độ trung bình như đi bộ nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút nhiều ngày trong 1 tuần là hữu ích.
  • Tập thể dục làm giảm HATT, tăng tỷ lệ HDL, giảm béo phì, giảm tỷ lệ NMCT.

3.2.11 Thời tiết:

 Các yếu tố thời tiết thay đổi đóng vai trò tác nhân lôi kéo ảnh hưởng đến các YTNC khác, điển hình là tăng huyết áp. Lúc chuyển mùa huyết áp tăng hơn và dao động nhiều hơn, nồng độ cholesterol, độ kết dính tiểu cầu cũng thay đổi theo mùa. ĐQN xảy ra quanh năm nhưng thường xẩy ra nhiều vào màu lạnh và những tháng chuyển mùa hoặc ngày thay đổi khí hậu đột ngột.

Một số YTNC khác như tăng homocystein, nhiễm khuẩn mạn tính.

3.2.12 Tiền sử đột quỵ và thiếu máu não cục bộ tạm thời:

          Các bệnh nhân đã bị ĐQN thì 3-22% sẽ tái phát trong năm đầu tiên và 10-53% bị tái phát trong vòng 5 năm.

Cơn thiếu máu não thoảng qua (TIA) như là một dự báo nguy cơ đột quỵ thiếu máu não.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*