Các yếu tố liên quan và nguyên tắc đo tầm vận động c??

Các yếu tố liên quan và nguyên tắc đo tầm vận động của khớp

  1. Các yếu tố liên quan
    • Các mặt phẳng và trục
  • Mặt phẳng đứng dọc: là mặt phẳng thẳng đứng, chia cơ thể làm hai phần phải trái. Trục vuông góc với mặt phẳng là trục ngang. Đây là mặt phẳng chứa các cử động gấp, duỗi.
  • Mặt phẳng đứng ngang: là mặt phawngr thẳng đứng, chia cơ thể làm hai phàn trước sau. Trục vuông góc với mặt phẳng là trục trước sau. Đây là mặt phẳng chứa các cử động dạng áp.
  • Mặt phẳng nằm ngang: là mặt phẳng chia cơ thể làm hai phần trên dưới. Trục vuông góc với mặt phẳng là trục dọc. Đây là mặt phẳng chứa các cử động xoay.
    • Vị trí giải phẫu

Là một thế đứng thẳng, mặt hướng về phía trước,  hai tay duỗi dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng về phía trước với các ngón tay duỗi, hai bàn chân tạo với nhau một góc 25 đến 30 độ.

Đây là vị trí chuẩn dùng cho việc mô tả các mặt phẳng, các trục của cơ thể và được quy định như là vị trí khởi đầu Zero để đo tầm vận động của hầu hết các khớp của cơ thể.

  • Phân loại các khớp của chi thể
  • Khớp bản lề: là các khớp cử động tự do trên một mặt phẳng. Ví dụ: khớp khuỷu, khớp gối. Khi cử động chỉ theo một hướng khởi đầu, gấp là cử động ra xa vị trí khởi đầu và duỗi là cử động hướng về vị trí khở đầu.
  • Khớp bán cầu: là các khớp cử động tự do trên hai mặt phẳng. Ví dụ: khớp cổ tay, cổ chân, bao gồm các cử động gấp, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng.
  • Các khớp ổ cầu: là các khớp cử động tự do trên ba mặt phẳng (ba chiều không gian).

ví dụ: khớp vai, khớp háng. Các cử động bao gồm gấp, duỗi, áp, dạng, xoay trong, xoay ngoài.

  1. Nguyên tắc đo tầm vận động khớp
    • Dụng cụ đo

Khớp kế: bao gồm một hoặc một nủa vòng tròn có chía độ được găn với nhánh cố định. Một nhánh di động để di chuyển theo phầ chi thể di động.

  • Nguyên tắc đo khớp
  • Đo theo phương pháp tiêu chuẩn: ở tư thế giải phẫu, mọi khớp đưuọc quy định là 0 đọ chứ không phải là 180 độ.
  • Mọi cử động của khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm.
  • Tầm vận động của khớp được đo phải bao gồm cả tầm vận động chủ động và thủ động.
  • Tầm vận động của khớp đo phải được so sánh với bên đối diện hoặc với trị số trung bình.
  • Sự giới hạn được ghi từ vi trí khởi đầu đến cuối tầm
  • Cứng khớp được ghi nhậ khi mất cử động hoàn của khớp.
  • Kỹ thuật đo nhẹ nhàng, tư thế bệnh nhân tthoải mái.
  • Tầm vận động khớp được ghi lại đày đủ, rõ ràng, chính xác.
  1. Các yếu tố ảnh hưởng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đế độ chính xác của số đo tầm vận động của khớp, vì vậy khi đo khớp và ghi chép người đo cần chú ý đề hạn sai số. Các yếu tố ảnh hưởng là:

  • Tình trạng đau khớp khi cử động
  • Hiện tượng kháng lại cử động chủ ý hay tự phát do bệnh lý
  • Sự hợp tác của người bệnh trpong qua trình đo
  • Các tình trạng bệnh lý hay thương tật gây ảnh hưởng đến hệ vận động như tổn thương cơ khớp, thần kinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*