Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương và cá

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương và các biến chứng thường gặp sau gãy xương

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liền xương
  • Sự tưới máu tại chỗ:

Xương gãy ở vị trí dinh dưỡng tốt sẽ nhanh liền hơn xương gãy ở vị trí dinh dưỡng kém. Nếu phần mềm bị dập nát, tổn thương nhiều gây phù nề chèn ép sẽ dễ bị thiểu dưỡng làm cho sự tưới máu tại chỗ kém, xương chậm liền.

  • Sự tiếp xúc giữa hai đầu xương gãy: diện tiếp xúc giữ hai đầu xương gãy càng lớn thì quá trình liền xương càng nhanh. Nếu tổ chức cơ hoặc tổ chức dập nát chèn vào giữa hai đầu xương gãy thì xương càng khó liền.
  • Thời gian bất động: sự bất động hoàn toàn trong thời gian dài dẫn tới sự tưới máu giảm và không duy trì được lực ép giữ hai đầu xương gãy làm xương chậm liền. Mặt khác, bất động hoàn toàn sẽ làm cho sụ khớp dễ bị thoái hóa, tổ chức liên kết xơ hóa và yếu cũng cản trở quá trình liền xương.
  • Sự vận động của các phần lành; cơ thể là một khối thống nhấ, khi các phần lân cận chỗ gãy hoạt đống sẽ làm cho co cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng, kích thích quá trình liền xương và hạn chế các biến chứng.
  1. Các biến chứng thường gặp sau gãy xương
  • Can lệch: do nắn chỉnh không đúng hoặc di lệch thứ phát
  • Chậm liền: là hiện tượng xương chưa liền sau một thời gian bằng khoảng liền xương bình thường. Thường là do bất động không tốt, người già, dinh dưỡng kém…
  • Teo cơ, cứng khớp, co rút cơ: thường do bất động lâu quá hoặc trong thời gian bất động không được hướng dẫn luyện tập cụ thể hoặc do xương gẫy quá gần ổ khớp… dẫn đến co rút cơ, dính màng hoạt dịch, xẹp và xơ hóa bao khớp hoặc chất tiết trong khớp bị tổ chức hóa, canxi lắng động dưới màng xương, ở cơ làm hạn chế tầm vận động của khớp. Ngoài ra sau gãy xương mặt khớp bị gồ lên cũng có thể gây cứng khớp.
  • Khớp giả: hai đầu xương gãy không còn khả năng liền, gây lủng lẳng. Thường do mất canxi quá nhiều hoặc hai đầu xương gãy quá xa nhau hoặc do phần mềm xen vào.
  • Rối loạn tuần hoàn: khi gãy xương, động mạch, tĩnh mạch bị đụng dập có thể hình thành huyết khối, cục huyết khối này tác động gây kích thích thần kinh tự động mạch máu làm cho co thắt mạch, nếu tình trạng này kéo dài và nặng sẽ gây thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử mô. Mô cơ hoại tử co thể được thay thế bằng mô sợi làm cho tính đàn hồi giảm, lâu dần dẫn đến co rút cơ hoặc gây hội chứng Sudeck.
  • Tổn thương thần kinh: day thần kinh có thể bị tổn thương trực tiếp do chấn thương hoặc bị chèn ép, căng giãn do sự di lệch của của xương.
  • Sai lệch dáng đi, mất chức năng: do can lệch trục chi, đi lại khó khăn đau đớn.
  • Mất chức năng: do cứng khớp hoặc do tổn thương thần kinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*