Các vấn đề sau phẫu thuật ở trẻ

Thông báo cho gia đình kết quả của cuộc phẫu thuật, bất kỳ vấn đề nào gặp phải trong quá trình phẫu thuật và các diễn tiến dự kiến sau phẫu thuật.

1. Ngay sau khi phẫu thuật

Đảm bảo rằng đứa trẻ hồi phục một cách an toàn sau gây mê. Bệnh nhân nên được lưu giữ trong khu vực hồi tỉnh, nơi bé có thể được theo dõi đầy đủ, với trình tự rõ ràng:

  • Theo dõi sát đường thở, hô hấp và tuần hoàn
  • Theo dõi những dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, mạch (xem Bảng 30), nhịp thở và huyết áp (với kích thước băng quấn chính xác, Bảng 30). Trẻ nên được theo dõi thường xuyên hơn nếu có sự thay đổi một gíá trị từ bình thường sang bất thường.
  • Đo độ bão hòa oxy (bình thường > 94%) sau khi gây mê toàn thân. Cho thở oxy nếu cần thiết.
  • Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ cho đến khi tác dụng của thuốc gây mê giảm đi.
Bảng 30. Mạch và huyết áp bình thường ở trẻ em
Tuổi (năm)         Mạch (khoảng)       Huyết áp tâm thu (mm Hg)
0–1 100–160 > 60
1–3 90–150 > 70
3–6 80–140 > 75

Lưu ý: mạch bình thường chậm hơn 10% ở trẻ em đang ngủ. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, mạch trung ương rõ hay nhẹ hữu ích hơn huyết áp trong việc chẩn đoán sốc.

2.Nhu cầu dịch

Sau phẫu thuật, trẻ em thường đòi hỏi nhiều dịch hơn lượng dịch căn bản. Trẻ em được phẫu thuật vùng bụng thường cần lượng dịch khoảng 150% nhu cầu cơ bản (tr. 304) và thậm chí còn nhiều hơn nữa nếu có viêm phúc mạc. Các dịch truyền tĩnh mạch được ưa chuộng là Ringer’s lactate với glucose 5%, normal saline với glucose 5% hoặc half normal saline với glucose 5%. Lưu ý rằng normal saline và Ringer’s lactate không chứa glucose nên có nguy cơ hạ đường huyết; truyền một lượng lớn glucose 5% không chứa natri có thể gây ra hạ natri máu và phù não

Theo dõi tình trạng dịch chặt chẽ.

  • Lượng dịch xuất nhập (dịch truyền tĩnh mạch, dẫn lưu mũi dạ dày, nôn, nước tiểu) mỗi 4–6 giờ.

Lượng nước tiểu là các chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dịch ở trẻ:

  • Lượng nước tiểu bình thường: trẻ nhũ nhi 1–2 ml/kg/giờ; trẻ em 1ml/ kg/giờ

Nếu nghi ngờ bí tiểu, đặt một ống thông tiểu. Điều này cũng cho phép theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ. Nghi ngờ bí tiểu nếu sờ thấy bàng quang hoặc trẻ không thể đi tiểu.

3.Giảm đau

Cần có kế hoạch giảm đau sau phẫu thuật.

  • Đau ít

„ Cho paracetamol (10–15 mg/kg mỗi 4–6 giờ) đường uống hoặc đường hậu môn. Paracetamol uống có thể cho vài giờ trước khi phẫu thuật nhét hậu môn khi kết thúc phẫu thuật.

  • Đau nhiều

„ Cho thuốc giảm đau tiêm mạch (tiêm bắp gây đau )

– Morphine sulfate 0,05–0,1 mg/kg tĩnh mạch mỗi 2–4 giờ

4. Dinh dưỡng

Phẫu thuật làm tăng nhu cầu calo hoặc giảm hấp thu dưỡng chất. Nhiều trẻ được phẫu thuật có tình trạng suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến đáp ứng với chấn thương và quá trình lành vết thương.

  • Cho trẻ ăn càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật.
  • Cung cấp một chế độ ăn giàu calo có chứa đầy đủ protein và bổ sung
  • Xem xét việc cho ăn bằng ống thông mũi dạ dày cho những trẻ không thể ăn đường miệng.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ.

5.Phòng ngừa các biến chứng

  • Khuyến khích vận động sớm:
  • Thở sâu và ho
  • Tập thể dục hàng ngày
    • Vận động khớp thụ động
  • Tăng cường cơ bắp
  • Tập đi lại, như mang gậy, nạng và đi bộ, hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng
    • Tránh tổn thương da và loét do tì đè:
  • Xoay trở bệnh nhân thường xuyên
  • Giữ nước tiểu và phân không dính vào da
  • Nhịp tim nhanh (tăng tần số tim, xem Bảng 30, 261) do đau, giảm thể tích máu, thiếu máu, sốt, hạ đường huyết hoặc nhiễm trùng.
  • Thăm khám trẻ
  • Xem lại chăm sóc trước khi phẫu thuật và trong lúc phẫu thuật
  • Theo dõi đáp ứng với các thuốc giảm đau, dịch truyền, thở oxy

Nhịp tim chậm ở một đứa trẻ cần được coi là một dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy cho đến khi có bằng chứng ngược lại.

  • Sốt

Có thể do tổn thương mô, nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi, áp-xe sâu, nhiễm trùng đường tiết niệu (từ ống thông tiểu), viêm tĩnh mạch (từ catheter tĩnh mạch) hoặc nhiễm trùng khác phối hợp (ví dụ như sốt rét).

– Xem  biết thông tin về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng vết thương.

  • Lượng nước tiểu ít có thể là do giảm thể tích máu, bí tiểu hoặc suy thận; thường do hồi sức dịch không đủ
  • Kiểm tra trẻ
  • Xem lại dịch xuất nhập của trẻ
  • Nếu nghi ngờ giảm thể tích máu, cho normal saline (10–20 ml/kg) và lặp lại một lần nếu cần (tổng lượng an toàn 40 ml/kg; theo dõi sát sau liều dịch đầu tiên 20 ml/kg xem có bị quá tải tuần hoàn không).
  • Nếu nghi ngờ bí tiểu (trẻ khó chịu và có cầu bàng quang khi khám), đặt thông tiểu.
  • Vết thương bị áp-xe
  • Nếu có mủ hoặc dịch, mở và dẫn lưu dịch từ các vết thương. Loại bỏ da bị nhiễm trùng hoặc phần chỉ khâu bên dưới vùng da đó, và để hở vết thương. Không tháo chỉ khâu ở sâu.
  • Nếu có một áp-xe mà không có viêm mô tế bào, không cần thiết dùng kháng
  • Đặt một gạc vô trùng ẩm thấm normal saline lên vết thương và thay gạc mỗi 24 giờ.
  • Nếu nhiễm trùng nông và không ảnh hưởng đến các mô sâu, theo dõi diễn tiến của áp-xe và cho kháng sinh:
  • Cho ampicillin (25–50 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch bốn lần một ngày) và metronidazole (10 mg/kg ba lần một ngày) trước và 3–5 ngày sau khi phẫu thuật.
  • Nếu nhiễm trùng sâu, ảnh hưởng đến cơ và gây hoại tử, cho kháng sinh cho đến khi mô hoại tử bị tiêu đi và bệnh nhân hết sốt 48 giờ.
  • Cho ampicillin (25–50 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch bốn lần một ngày) cộng với gentamicin (7,5 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch một lần một ngày) và metronidazole (10 mg/kg ba lần một ngày).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*