Các kỹ thuật làm giảm kích thước tiểu phân

 

Trên thực tế tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất thuốc đều ở dạng bột mịn. Chính vì thế làm nhỏ và phân đoạn kích thước tiểu phân là một quá trình công nghệ cơ bản ứng dụng nhiều trong sản xuất thuốc.
Mục đích của quá trình là để làm giảm kích thước tiểu phân và thu được phân đoạn kích thước tiểu phân thích hợp của các nguyên liệu. Qúa trình này có một số vai trò quan trọng như:
+ Giảm kích thước tiểu phân hoạt chất, làm tăng độ hòa tan.
+ Làm cho quá trình trộn hỗn hợp thuận lợi hơn.
+ Giúp cho được viên có hình thức đẹp hơn, điều này đặc biết quan trọng khi trong viên có thành phần là chất màu.
Tuy nhiên nếu kích thước tiểu phân nhỏ hơn mức cần thiết thì lại gây ra nhiều nhược điểm như:
+ Giảm độ bền của hoạt chất do tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.
+ Nếu kích thước tiểu phân quá nhỏ (<50 mcm) sẽ gây khó khăn cho quá trình trôn hỗn hợp do các tiểu phân bị kết tập lại.
Trong dược điển có chuyên mục phân loại các loại bột có kích thước khác nhau thường được sử dụng trong sản xuất thuốc.
Trên thực tế sử dụng nhiều phương pháp xay nghiền khác nhau có tính liên tục và gián đoạn khác nhau.

lọc

1. Phương pháp kết tủa khi thay đổi dung môi.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp từ dưới lên, thường được áp dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu siêu mịn, thường tiến hành bằng cách hòa tan dược chất vào một dung môi thích hợp, sau đó thêm một dung môi khác có thế hòa lẫn với dung môi trên nhưng không hòa tan được dược chất, dược chất sẽ tủa lại. Kích thước tiểu phân thu được phụ thuộc vào một số yếu tố như :
+ Thành phần và nồng độ của dung dịch.
+ Tốc độ thêm dung môi thứ hai, tốc độ này ảnh hưởng rất nhiều đến kích thước tiểu phân
+ Tốc độ khuấy trộn, thường  khi tiến hành cần phải khuấy trộn ở tốc độ cao
+ Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng, nếu nhiệt độ quá thấp. Quá trình kết tủa diễn ra nhanh hơn.
2. Phương pháp dùng lực cơ học
Phương pháp này là một quá trình tác động một lực cơ học vào khối rắn để làm vỡ các tiểu phân, thường chúng được gọi với cai tên là quá trình xay và nghiền. Các tiểu phân chất rắn sẽ biểu hiện sự biến dạng khác nhau tùy thuộc vào độ lớn của lực tác động. Qúa trình này thường phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
+ Khi lực tác động thấp, chất rắn sẽ bị biến dạng đàn hồi.
+ Khi tăng lực tác động chất rắn sẽ bị biến dạng dẻo
+ Khi lực tăng tiếp đến một giai đoạn nào đó thì chất rắn sẽ bị gãy vỡ.
Giới hạn áp lực gãy vỡ thường xác định với mỗi chất, tuy nhiên trên thực tế chúng thay đổi nhiều vì chỉ cần có vết rạn nhỏ trong một tinh thể của một chất rắn cũng là nguyên nhân làm giảm lực gãy vỡ. Khi những  nguyên liệu đã được nghiền càng mịn thì hiệu suất quá trình này  càng giảm do số vết nứt trong cấu trúc và cơ hội để tiểu phân bị va đập giảm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*