Các bài thuốc điều trị táo bón kéo dài theo y học cổ tr

Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân bệnh gây ra.

Có chứng táo bón nhất thời do một số bệnh cấp tính, do thay đổi sinh hoạt, do ăn uống gây ra. Chứng táo bón kéo dài do nguyên nhân địa tạng, trương lực cơ giảm…

Táo bón là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân bệnh gây ra.

Dưới đây xin giới thiệu các bài thuốc chữa táo bón kéo dài.

1. Táo bón do địa tạng âm hư, huyết nhiệt hoặc sau mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch:

  • Triệu chứng: táo bón lâu ngày, họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người háo khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.
  • Phương pháp chữa: lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: lá dâu: 100g, vừng đen: 100g, mạch môn: 200g, sa sâm: 200g, mật ong vừa đủ. Đem tán bột làm thành viên uống 10-20g/ngày.

Bài 2: gồm: vừng đen: 20g, sinh địa: 16g, huyền sâm: 16g, mạch môn: 16g, sa sâm: 16g, thạch hộc: 12g, mật ong vừa đủ. Làm thành viên uống 10-20g/ngày.

Bài 3: bài “Ma tử nhân hoàn” gồm: ma tử nhân: 100g, hạnh nhân: 50g, bạch thược: 50g, đại hoàng: 40g, hậu phác: 40g, chỉ thực: 40g. Đem tán bột uống 10-20g/ngày.

Bài 4: bài “Ngũ nhân hoàn” gồm: đào nhân: 100g, tùng tử nhân: 100g, bá tử nhân: 100g, úc lý nhân: 100g, hạnh nhân: 50g. Đem tán thành bột làm viên uống 10g/ngày.

2. Táo bón do thiếu máu:

  • Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm theo chứng táo bón kéo dài.
  • Phương pháp chữa: bổ huyết nhuận táo.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: vừng đen: 200g; hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm, bá tử nhân: mỗi vị 100g. Đem tán bột làm thành viên uống 10-20g/ngày.

Bài 2: bài “Tứ vật thang gia giảm” gồm: thục địa: 12g, bạch thược: 12g, xuyên khung: 8g, đương quy: 8g, bá tử nhân: 8g, vừng đen: 8g, đại táo: 8g.

3. Táo bón do khí hư:

  • Triệu chứng: cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.
  • Phương pháp chữa: ích khí nhuận tràng.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, bạch truật: 12g, hoài sơn: 12g, sài hồ: 12g, kỷ tử: 12g, vừng đen: 12g.

Bài 2: bài “Bổ trung ích khí gia giảm” gồm: hoàng kỳ: 12g, bạch truật: 12g, đảng sâm: 12g, sài hồ: 12g, thăng ma: 12g, nhục thung dung: 8g, bá tử nhân: 8g, vừng đen: 8g, đương quy: 8g, trần bì: 6g, cam thảo: 6g.

Ở người già dương khí kém, xuất hiện các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi đau, mạch trầm tế, nên dùng phương pháp ôn thông nhuận tràng. Bài thuốc hay được áp dụng gồm: bố chính sâm: 10g, hoài sơn: 10g, kỷ tử: 10g, nhục quế: 2g, ý dĩ: 12g, chút chít: 12g, hoàng tinh: 10g. Cổ phương dùng bài “Nhục thung dung hoàn” gồm: nhục thung dung: 16g, trầm hương: 6g, ma nhân: 16g, làm thành viên hoàn với mật ong uống 10-20g/ngày.

4. Táo bón do bệnh nghề nghiệp:

Việc ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc viêm đại tràng mạn gây ra, dùng pháp kiện tỳ, hành khí, nhuận tràng.

  • Các bài thuốc: Dùng các thuốc kiện tỳ hành khí phối hợp với các thuốc nhuận hạ.

Ngoài ra có thể châm bổ tại các huyệt trung quản, thiên khu, tỳ du, đại trường du, túc tam lý, chi câu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*