XUNG QUANH VẤN ĐỀ TRUYỀN MÁU

Sử dụng các chế phẩm đã được xét nghiệm loại trừ các bệnh lây qua đường máu. Không dùng máu quá hạn sử dụng hoặc đã ra đông hơn 2 giờ.

1. Lưu trữ máu

Sử dụng các chế phẩm đã được xét nghiệm loại trừ các bệnh lây qua đường máu. Không dùng máu quá hạn sử dụng hoặc đã ra đông hơn 2 giờ.

Truyền máu lưu trữ ở 4°C với lượng lớn, nhanh > 15 ml/kg/giờ có thể gây hạ thân nhiệt, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

2. Các vấn đề truyền máu

Máu có khả năng là phương tiện phát tán bệnh truyền nhiễm (như sốt rét, giang mai, viêm gan B và C, HIV). Do đó, xét nghiệm kĩ máu người cho là điều cần thiết. Để hạn chế những nguy cơ, chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết.

3. Chỉ định truyền máu

Có năm chỉ định chung để truyền máu:

• Mất máu cấp, khi mất 20–30% tổng lượng máu và vẫn còn đang tiếp tục mất máu

• Thiếu máu nặng

• Sốc nhiễm trùng (nếu truyền dịch không đủ để duy trì thể tích tuần hoàn; truyền máu nên thực hiện bên cạnh kháng sinh liệu pháp)

• Máu tươi toàn phân có thể cung cấp cả huyết tương và tiểu cầu cho đông máu trong trường hợp không có các chế phẩm máu riêng lẻ

.• Thay máu ở trẻ sơ sinh có vàng da nặng.

4. Truyền máu

Trước khi truyền máu cần kiểm tra:

• Đúng nhóm máu, tên bệnh nhân, mã số trên nhãn và chế phẩm máu (trong trường hợp cấp cứu, để giảm nguy cơ bất tương hợp hay phẩn ứng truyền máu bằng phản ứng chéo hoặc dùng nhóm máu O- nếu có)

• Bịch máu còn nguyên

• Bịch máu không để rã đông hơn 2 giờ ở bên ngoài, huyết tương không có màu hồng hoặc đóng cục, hồng cầu không chuyển màu tím hoặc đen

• Trẻ không có triệu chứng suy tim. Nếu có, chích tĩnh mạch 1 mg/kg furo- semide khi bắt đầu truyền đối với trẻ có thể tích tuần hoàn bình thường. Không chích furosemide vào trong bịch máu.

Ghi lại biểu đồ thân nhiệt, nhịp thở và mạch.

Thể tích máu toàn phần truyền nên khởi đầu 20 ml/kg, trong 3–4 giờ.

Trong khi truyền:

• Nếu có thể, dùng máy truyền dịch để kiểm soát tốt tốc độ truyền.

• Kiểm tra máu truyền đúng tốc độ.

• Theo dõi xem có triệu chứng của phản ứng truyền máu không (xem bên dưới), đặc biệt trong 15 phút đầu.

• Ghi nhận tổng trạng, thân nhiệt, mạch và nhịp thở mỗi 30 phút
Lưu ý: một buret được sử dụng để đo huyết khối lượng, và cánh tay là splined để ngăn chặn sự uốn cong của khuỷu tay

                                                                     BURET

• Đánh dấu thời gian bắt đầu và kết thúc truyền máu, ghi lại thể tích máu đã truyền và bất kì phản ứng nào nếu có.

Sau truyền máu:

• Đánh giá lại trẻ. Nếu cần truyền thêm máu, truyền thêm một lượng tương tự kèm lặp lại furosemide.

5. Phản ứng truyền máu

Nếu có phản ứng truyền máu xảy ra, đầu tiên nên kiểm tra lại tên trên nhãn bịch máu và bệnh nhân. Nếu có sự khác biệt thì phải ngưng truyền máu ngay lập tức và báo lại cho ngân hàng máu.
Phản ứng nhẹ (do quá mẫn nhẹ):

Dấu hiệu và triệu chứng:

 Ban ngứa

Xử trí

 Truyền chậm lại.

 Tiêm bắp chlorphenamine 0,1 mg/kg nếu có.

 Tiếp tục truyền với tốc độ cũ nếu không có dấu hiệu nào nặng hơn sau 30 phút.

 Nếu triệu chứng còn diễn tiến, xử trí như phản ứng mức độ nặng (xem bên dưới).

Phản ứng mức độ nặng (do quá mẫn nặng, phản ứng không tán huyết, chất gây sốt hoặc nhiễm khuẩn)

Dấu hiệu và triệu chứng:

 Ban ngứa nhiều (nổi mề đay)

 Đỏ da

 Sốt > 38°C (> 100,4°F) (chú ý: sốt có thể đã có trước khi truyền máu)

 Run

 Bồn chồn

 Tăng nhịp tim

Xử trí

 Ngưng truyền máu, rút bỏ dây truyền, lập đường truyền mới và truyền normal saline.

 Chích tĩnh mạch 200 mg hydrocortisone tĩnh mạch hay tiêm bắp 0,25 mg/ kg chlorphenamine nếu có.

 Cho thuốc giãn phế quản nếu có khò khè.

 Gửi lại cho ngân hàng máu: bịch máu vừa dùng, mẫu máu bệnh nhân lấy ở vị trí khác và mẫu nước tiểu trong 24 giờ.

 Nếu triệu chứng cải thiện, truyền lại với bịch máu mới với tốc độ chậm và theo dõi sát bệnh nhân.

 Nếu không cải thiện sau 15 phút, xử trí như phản ứng nặng đe dọa tính mạng (xem bên dưới), báo bác sĩ trưởng tua và ngân hàng máu.

Phản ứng nặng đe dọa tính mạng (do tán huyết, nhiễm khuẩn, sốc nhiễm trùng, quá tải dịch hay sốc phản vệ)

Dấu hiệu và triệu chứng

 Sốt > 38°C (> 100,4°F) (chú ý: sốt có thể đã có trước khi truyền máu).

 Run

 Bồn chồn

 Tăng nhịp tim

 Tiểu đen hay tiểu đỏ sậm (có hemoglobin niệu)

 Xuất huyết không giải thích được

 Kích động

 Trụy mạcH

Chú ý rằng ở trẻ mất ý thức thì việc chảy máu không kiểm soát hay sốc có thể là dấu hiệu duy nhất của phản ứng nặng đe dọa tính mạng.

Xử trí

 Ngưng truyền máu, rút đường truyền nhưng vẫn giữ dây truyền, lập đường truyền mới với normal saline.

 Cung cấp oxy và duy trì thông thoáng đường thở.

 Chích bắp adrenaline (1/1.000) 0,15 ml.

 Xử trí sốc.

 Chích tĩnh mạch 200 mg hydrocortisone hoặc tiêm bắp chlorphenam- ine 0,1 mg/kg nếu có.

 Cho thuốc giãn phế quản nếu có khò khè.

 Báo bác sĩ trưởng tua và phòng xét nghiệm máu ngay lập tức.

Duy trì tưới máu thận bằng tiêm mạch furosemide 1 mg/kg.

 Cho kháng sinh vì sốc nhiễm trùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*