SƠ LƯỢC ĐIỀU TRỊ XƯƠNG GÃY ÁP DỤNG THỰC TẾ

Điều trị bảo tồn ( không xâm nhập): điều trị bảo tồn kinh điển và có cải tiến. Điều trị chủ yếu là bằng nắn bó bột ôm chi gãy qua 2 đầu khớp hoặc bất động bằng các loại nẹp (nhựa, vải…).

 1./ Nguyên tắc:

– Nắn hết các di lệch.

– Bất động thật vững chắc vùng gãy xương.

– Tập vận động chủ động.

2./ Điều trị:

Theo trình tự:

 Trước hết cần phải phòng, chống các biến chứng đe doạ làm chết bệnh nhân.

 Điều trị xương gãy cùng   các biến chứng khác.

– Đối với gãy xương, điều trị càng sớm sẽ càng dễ đạt kết quả. Cần chú ý đến các biến chứng sớm, choáng chấn thương nếu có. Gồm:

 Gãy xương lớn.  Gãy nhiều xương.  Dập nát mô mềm nhiều.  Gãy xương khi chưa bất động mà vội vàng vận chuyển.  Kèm các tổn thương khác ( đầu, ngực, bụng kín…).

3./ Các hình thức:

 Điều trị bảo tồn ( không xâm nhập): là điều trị bảo tồn kinh điển và cải tiến. Điều trị chủ yếu là bằng nắn bó bột ôm chi gãy qua 2 đầu khớp hoặc bất động bằng các loại nẹp (nhựa, vải…).

 Kéo liên tục: chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt và chỉ là 1 giai đoạn đầu của quá trình điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

 Điều trị bằng kết hợp xương: lúc này xương gãy được cố định bằng vật liệu kim loại hoặc không kim loại (gọi chung là Implant) đặt vào trong lòng tuỷ, hay áp bên ngoài vỏ xương hay xuyên ngang xương.

4./ Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ định điều trị:

– Yếu tố sẽ  ảnh hưởng đến quyết định chọn phương pháp điều trị:  Loại gãy.  Gãy kín: Có thể sẽ bảo tồn bằng bột hay nẹp hoặc cũng có thể mổ kết hợp xương nếu có các biến chứng.  Gãy hở: phải mổ để cắt lọc vết thương sớm, bất động bằng cố định ngoài, cân nhắc khi kết hợp xương bên trong. Chú ý nên cho kháng sinh sớm.  Vị trí gãy.  Đường gãy, kiểu gãy, kiểu di lệch.  Tổng trạng bệnh nhân: phải đánh giá có đủ sức để chịu một cuộc mổ hay không.

5./ Biến chứng sớm của gãy xương

: – Choáng chấn thương:  Cầm máu.  Bất động sớm xương gãy.  Gây tê ổ gãy: Lidocaine 2% hoặc Novocaine 1% – 2%. Hoặc có thể phong bế gốc chi bằng Lidocaine hoặc Novocaine pha loãng với tỉ lệ 1/400.  Giảm đau dường toàn thân. Có thể dùng cả thuốc an thần nếu không có chống chỉ định.  Oxy.  Bù dịch, máu.  Không được vận chuyển bệnh nhân khi đang có choáng, hoặc chưa phòng choáng bằng giảm đau và bất động ổ gãy.

– Hội chứng tắc mạch máu do mỡ (TMMDM): Chưa có thuốc để điều trị hiệu quả. Chỉ có các biện pháp dự phòng như:  Gây tê, bất động sớm ổ gãy.  Chống choáng.  Không  nên đóng đinh nội tuỷ trong 24h đầu.  Dùng corticoid liều cao ngay khi có các yếu tố nguy cơ.

– Hội chứng chèn ép khoang:

– Chèn ép khoang < 6giờ: điều trị bảo tồn.  Tháo bỏ hết các nguyên nhân chèn ép bên ngoài ( băng, bột…).  Giảm đau, phong bế gốc chi bằng novocaine 1% – 2% hoặc Lidocaine 2% ( pha loãng 1/400).  Theo dõi sát 1giờ/1lần.

– Chèn ép khoang từ 6 – 15 giờ: Rạch rộng da ravà các cân mạc, cắt bỏ các mô hoại tử. Chú ý nên dùng liệu pháp kháng sinh để chống nhiễm trùng.

– Chèn ép khoang từ sau 15 giờ: cần cân nhắc giữa cắt lọc giải áp khoang và cắtđoạn chi nếu chi đã hoại tử, sẽ gây nhiễm trùng nhiễm độc nếu tiếp tục giữ chi.

– Tổn thương các mạch máu lớn: – Càng tiến hành càng sớm càng tốt ( chú ý và tôn trọng “thời gian vàng” – 6giờ).
– Nếu nghi ngờ có tổn thương mạch máu: Nắn hết tấ cả  các di lệch, nếu mạch đập lại thì có thể do chèn ép, cần theo dõi sát sau nắn.

– Nếu tổn thương mạch máu thìcần kết hợp xương vững chắc trước sau đó khâu hoặc tái tạo lại mạch máu. Cần cân nhắc việc rạch giải ép khoang.

– Biến chứng chèn ép thần kinh ngoại biên: – Nắn sớm hếtcác di lệch, các triệu chứng chèn ép thần kinh sẽ giảm dần.

– Nếu sau nắn không hồi phục hoặc tăng nặng (4-6tuần) thì nên phẫu thuật để giải phóng thần kinh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*