Khàn tiếng kéo dài – 8 bệnh lý gây khàn tiếng, ho kéo dài

Bất ngờ một ngày nào đó bạn thức giấc và cảm thấy khó chịu họng, khàn giọng kèm theo đờm ở cổ họng. Nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài thì có thể bạn đang mắc một số bệnh lý về vùng họng và đường hô hấp.

Theo y học cổ truyền, khàn tiếng thường là do thay đổi thời tiết thất thường. Mùa đông gió lạnh, khô họng dễ gây khàn tiếng. Mùa hè thường bị nhiễm gió độc, khô nóng cũng dễ bị khàn tiếng. Tóm lại, khàn tiếng là do cảm lạnh, cảm nóng, cảm gió… mà bất kỳ ai cũng một vài lần gặp phải trong đời

Theo y học hiện đại, Khàn tiếng do cơ thể nhiễm siêu vi trùng làm viêm họng, phù nề thanh quản và gây khàn tiếng.

Rất nhiều trường gặp phải tình trạng viêm họng kéo dài nhưng  không biết nguyên nhân do đâu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém, kèm theo ho, khó thở kéo dài đến vài tuần, có khi cả tháng. Nếu như bị khàn tiếng do cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thông thường thì có thể được điều trị khỏi sau 1 – 2 tuần. Một số bệnh lý khác có thể gây viêm họng, khàn tiếng như trào ngược dạ dày thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Cần điều trị dứt điểm bệnh trào ngược thì hiện tượng khàn tiếng mới có thể hết.

khàn tiếng kéo dài

Tại sao tiếng bị khàn?

Tiếng nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đẩy lên đi qua họng làm rung động hai dây thanh quản đang khép kín ở thanh quản và tạo ra âm thanh. Có là lý do tại sao chúng ta có thể nói, ca hát được.

Nếu như 2 dây thanh quản này vị viêm, sưng phù nề, u hoặc các tế bào ung thư… làm chúng bị tê liệt, khép không kín… thì tiếng nói bị khàn, khò khè.

Nếu bị khàn tiếng kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí uống thuốc cũng không khỏi, bạn cần chủ động đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Thông thường đối với trường hợp viêm họng thông thường thì chỉ cần điều trị bằng thuốc là có thể khỏi sau 1 – 2 tuần.

Bạn nên cảnh giác nếu tình trạng khàn giọng tiếng kéo dài, đừng nên chủ quan nghĩ đó là cảm cúm hay viêm họng thông thường, trong khi bệnh nguy hiểm vẫn đang tiến triển của có thể gây ra biến chứng bất cứ lúc nào.

8 bệnh lý gây khàn tiếng kéo dài

Viêm hai dây thanh

Viêm thanh quản cấp tính có thể gây ra các triệu chứng ho đau họng, viêm đỏ, hai dây thanh viêm đỏ sưng phù nề và khàn tiếng. Cần điều trị đúng cách, đúng thuốc thì sẽ khỏi trong thời gian ngắn

Nếu không điều trị kịp thởi sẽ chuyển thành viêm thanh quản mạn tính rất khó điều trị. Bệnh lý này thường gặp ở những người thường xuyên nói nhiều, giao tiếp như tiếp thị, giáo viên, ca sĩ…

Dây thanh quản không đóng kín

Hạt xơ nổi lên ở hai dây thanh đóng không kín là cho người bệnh khó nói, giọng khàn, phải gắng sức mới nói được, thường hay bị hụt hơi

Nang nước thanh quản

Là những khối cầu màu trắng đục, nằm dưới niêm mạc của dây thanh, cũng làm cho dây thanh đóng không kín khiến người bệnh cảm giác vướng vướng ở họng, khó nuốt, khàn giọng, khạc cổ họng hay hắng giọng liên tục.

U thanh quản

Thanh quản xuất hiện các u xơ, polype… cũng có thể gây khàn tiếng kéo dài. Nếu không được phát hiện sớm u hoặc polype phát triển to ra gây chèn ép, khó thở.

Lao thanh quản

Những tổn thương lao và các hạt lao trên dây thanh quản làm cho bệnh nhân bị khàn tiếng, giọng ồm ồm. Bệnh nặng hơn có thể gây khó nuốt, khó nói, gắng hết sức vẫn không nói được, mệt mỏi và cơ thể suy nhược

Tổn thương dây thần kinh quặt ngược

Chúng thuộc nhánh dây thần kinh sọ não số 10 được tách ra từ ngực rồi quặt ngược lên để chi phối hai dây thanh âm. Khi bị tổn thương, bị liệt, khiến cho giọng nói bị khàn

Ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản có thể gây khàn tiếng kéo dài, kèm theo, ho khan, có thể ho ra máu, khó thở, đau họng, sụt cân. Khối u phát triển lớn dần sẽ chèn ép vào khí quản gây khó thở.

Trào ngược dạ dày

Có tới 80% người bệnh mắc trào ngược dạ dày đều có triệu chứng viêm họng, đau rát họng gây ảnh hưởng và tổn thương đến thành quản, đó là lý do gây khàn tiếng mà rất ít người bệnh để ý tới. Dẫn đến tình trạng điều trị bằng thuốc mãi không khỏi

Chỉ với một triệu chứng khàn tiếng thông thường có thể do rất nhiều bệnh lý gây ra. Nhìn chung, khàn tiếng đều thuộc chứng bệnh lành tính, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện đi kèm, đồng thời ăn uống, vệ sinh răng miệng đảm bảo an toàn, tránh nói nhiều, uống rượu bia, thuốc lá.

Đừng quên truy cập vào trang web nhathuochaisau.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về sức khỏe.


Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*