Đặc điểm sức khỏe và cách chăm sóc, quản lý sức khỏ

Đặc điểm sức khỏe và cách chăm sóc, quản lý sức khỏe trẻ em tuổi học đường

  1. Đặc điểm sức khỏe

Đây là giai đoạn trẻ tiếp tục phát triển nhanh về thể chất, bắt đầu tiếp xúc với một môi trường mới, đồng thời cũng bắt đầu tiếp nhận kiến thức và hình thành kĩ năng giao tiếp cũng như tính cách của trẻ vê sau. Ở Việt Nam giai đoạn học đường có thể kéo dài từ 6 đến 18 tuổi, bao gồm một phần của lứa tuổi vị thành niên.

Về phương diện phát triển, quá trình phát triển thể chất và tâm sinh lý vẫn tiếp tục diễn ra đều đặn trong những năm đầu, tăng tốc độ trong giai đoạn dậy thì và chậm lại trong những năm sau. Trong giai đoạn này, với sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, vóc dáng của trẻ được hình thành, sự phát triển mạnh của tế bào não chấm dứt, trọng lượng bộ não ổn định dần, hệ miễn dịch của cơ thể phát triển mạnh và hoàn thiện đi vào ổn định nên sức đề kháng với môi trường tăng lên đáng kể.  Đến cuối giai đoạn học đường, các yếu tố thể chất và sinh lý của cơ thể đã được hoàn thiện, và về phương diện này, trẻ có thể được coi như người lớn.

  1. Cách chăm sóc và quản lý sức khỏe trẻ em tuổi học đường

Về phương diện bệnh tật, môi trường tiếp xúc học đường cũng là cơ hội khiến cho trẻ dễ mắc và lây lan các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, quai bị, đau mắt đỏ… trên thực tế nhiều bệnh tật ở tuổi trưởng thành dduef bắt nguồn ở tuoir học đường như suy dinh dưỡng, cận thị, gù vẹo cột sống, bướu cổ, bệnh lý răng miệng, bệnh tim mạch…

Hiện nay, các bệnh lý của trẻ liên quan đến vấn đề tâm lý ngày càng gia tăng và chiếm tỉ lệ cao như các bệnh lý về rối loạn tâm thần tuổi học đường. Nguyên nhân của tình trạng này là do áp lực trong việc học của trẻ ngày càng lớn, áp lực này không chỉ từ phía thầy cô mà còn cả từ phía gia đình, bố mẹ của trẻ, đồng thời trẻ cũng tự tạo áp lực cho chính bản thân mình, ngoài ra còn có sự thay đổi trong các mối quan hệ bạn bè cũng làm cho trẻ bị stress tâm lý. Những mối quan hệ này thay đổi những trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để giải quyết chúng. Những rối loạn tâm lý trẻ có thể gặp phải đó là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần…

Công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này cần tập trung vào việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh lý học đường, giáo dục giới tính và đi đôi với việc giúp đỡ hỗ trợ trẻ hình thành và phát triển nhân cách.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*