Cơ chế tác dụng của ánh sáng

Cơ chế tác dụng của ánh sáng

  1. Cơ chế thần kinh
  • Da: da là cơ quan đầu tiên chịu tác dụng của ánh sáng. Khi các bức xạ ánh sáng chiếu vào da, nhờ hệ thống các cảm thụ phong phú trên mặt da, các kích thích của ánh sáng được phản ánh lên hệ thần kinh trung ương, rồi ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan, tổ chức của cơ thể.
  • Mắt: mắt là cơ quan hoàn chỉnh nhất của cơ thể đẻ tiếp nhận ánh sáng từ môi trường bên ngoài, phân tích các thành phần của ánh sáng, tạo ra xung động thần kinh dẫn truyền lên não, giúp ta nhận biết được môi trường xung quanh.
  • Màu sắc và cường độ ánh sáng khác nhau có tác dụng khác nhau đối với hệ thần kinh trung ương. Chỉ có các bức xạ có bước sóng từ 400 đến 750 nm mới gây được cảm giác sáng vì phổ hấp thụ của sắc tố thị giác từ 400 đến 750 nm. Cường độ ánh sáng cao gây kích thích hệ thần kinh trung ương và ngược lại, cường độ ánh sáng thấp gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Độ sáng thay đổi gây mệt mắt, mệt thần kinh.
  1. Cơ chế thể dịch

Khi các bức xạ ánh sáng chiếu vào da, chúng bị da hấp thụ, năng lượng của chúng được truyền vào tổ chức. Tùy theo các bước sóng khác nhau mà có các hiện tượng khác nhau:

  • Với những bức xạ có bước sóng dài (bức xạ hồng ngoại): năng lượng chuyển thành nhiệt năng, làm nhiệt độ tại nơi bị tác dụng tăng lên, gây giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng dinh dưỡng, tăng quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất, tăng bài tiết mồ hôi…
  • Với những bức xạ có bước sóng ngắn: năng lượng gây ra hiệu ứng quang điện, chuyển protein phức tạp thành protein đơn giản, phá hủy acid nucleic và protid, làm mất hoạt tính của một số men tạo ra các sản phẩm chuyển hóa trung gian như histamin (histamin có 4 loại từ H1 đến H4, có tác dụng chính là gây giãn mạch, co thắt khí quản hoạt hóa cơ trơn và các tế bào nội mạc,.. histamin được giải phóng ra trong cơ thể như các chất dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm và dị ứng của cơ thể), acetylcholin… các chất này qua con đường thể dịch có thể ảnh hưởng đến toàn thân.
  • Các loại sunfamit làm tăng trọng lượng porphirin trong máu, nên nếu dùng thuốc này mà chiếu ánh sáng vào da hoặc tắm nắng có thể gây nên rối loạn thần kinh
  • Các thuốc bacbituric, histamin dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời cũng làm tăng pocphirin trong máu, gây rối loạn về men, các triệu chứng giống như bị ngộ độc chì, gây nên các rối loạn ở da và thần kinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*