CHẤN THƯƠNG ĐẦU NGỰC BỤNG

Chấn thương bụng thường xảy ra trong bệnh cảnh đa chấn thương. Chấn thương bụng kín và hở có thể gây tổn thương nhiều cơ quan. Tổn thương lách từ chấn thương bụng kín và tổn thương gan do chấn thương bụng hở đặc biệt phổ biến.

1.  Chấn thương đầu

Chấn thương đầu là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong do chấn thương ở trẻ em. Mục đích của điều trị là ngăn ngừa tổn thương não thứ cấp do thiếu oxy máu, hạ huyết áp hay hạ đường huyết. Có thể có gãy xương sọ (đóng, mở hoặc lún) hoặc chấn thương não. Chấn thương não chia làm ba nhóm:

  • Chấn động: chấn thương nhẹ nhất, với sự mất tạm thời của chức năng não
  • Đụng dập: não bị tổn thương nhẹ, và chức năng có thể bị ảnh hưởng cho đến vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí cả tuần
  • Chèn ép: có thể gây sưng hoặc một cục máu đông ngày càng lớn (tụ máu ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng). Nếu chèn ép là do một cục máu đông, có thể cần phẫu thuật khẩn.

Trẻ em thường bị phù não cấp sau một chấn thương đầu nặng.

Chẩn đoán
  • Tiền căn chấn thương đầu
  • Hãy tìm vết rách, chảy máu và bầm tím và sờ tìm chỗ gãy xương hay biến dạng.
  • Tìm dấu hiệu của nứt sọ: bầm tím quanh mắt, máu phía sau màng nhĩ, chảy dịch não tủy hoặc chảy máu từ mũi hoặc
  • Chụp X–quang nếu có thể.
Điều trị

Đánh giá theo ABC và hồi sức khi cần thiết. Cách tốt nhất để giữ chức năng não sau một chấn thương đầu là đảm bảo đường thở thông thoáng, điều trị sốc và ngăn chặn tụt huyết áp. Nếu bé không không đáp ứng với đau hay hôn mê (P hoặc U trên thang AVPU), hội chẩn khẩn với bác sĩ gây mê để bảo vệ đường thở. Ở trẻ nhỏ, kiểm tra tình trạng hạ đường huyết và điều trị thích hợp.

„ Nhịn, đặt thông dạ dày bằng đường miệng (chứ không phải đường mũi) nếu nền sọ có nguy cơ gãy .

„ Hạn chế dịch (hai phần ba nhu cầu)

„ Nâng cao đầu giường đến 30o, nhưng giữ ở tư thế hồi phục nếu rối loạn tri giác.

„ Chẩn đoán và điều trị các chấn thương khác.

Hội chẩn khẩn một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa.

2.  Chấn thương ngực

Chấn thương ngực có thể đe dọa tính mạng. Có thể do chấn thương nhọn hoặc tù. Do xương sườn của trẻ em mềm hơn so với người lớn nên có thể có chấn thương ngực rộng mà không bị gãy xương sườn. Chấn thương ngực bao gồm gãy xương sườn, dập phổi, tràn khí màng phổi và tràn máu màng phổi. Tất cả trường hợp nghi ngờ chấn thương ngực cần hội chẩn khẩn với một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa.

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi áp lực xảy ra khi khí đi vào khoang màng phổi nhưng không thể đi ra. Trẻ sẽ khó thở nặng, tím tái (thiếu oxy máu), lồng ngực ít di động và phế âm giảm bên tràn khí màng phổi, gõ vang.

„ Đâm kim giải áp khẩn cấp trước khi đặt ống dẫn lưu

„ Cho oxy như gần 100% càng tốt (mặt nạ với có túi dự trữ)

„ Đặt ống dẫn lưu màng phổi

„ Hội chẩn ngoại khoa khẩn.

Tràn máu màng phổi

Tràn máu màng phổi thường do chấn thương xuyên thấu hơn là do chấn thương không xuyên thấu và do máu rỉ vào khoang màng phổi. Nếu xuất huyết nặng, sốc giảm thể tích sẽ xảy ra, cũng như suy hô hấp do phổi bị chèn ép ở phía bên tràn máu. Trẻ bị suy hô hấp với tím tái, giảm di động lồng ngực, giảm thông khí và gõ đục.

„ Đặt một ống dẫn lưu màng phổi lớn

„ Hội chẩn khẩn với bác sĩ ngoại khoa vì nếu chảy máu tiếp tục có thể cần phải mở ngực.

„ Khởi đầu truyền 10–20 ml/kg normal saline, và truyền máu toàn phần 20 ml/kg sớm nhất có thể.

„ Cho oxy như gần 100% càng tốt (mặt nạ với túi dự trữ).

Dập phổi

Dập phổi thường gặp sau khi chấn thương ngực. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng. Khởi phát triệu chứng có thể chậm và diễn tiến trong 24 giờ sau khi bị thương. Triệu chứng có thể bao gồm khó thở, thiếu oxy máu và gãy xương sườn.

„ Cho oxy như gần 100% càng tốt (mặt nạ với túi dự trữ)

„ Hội chẩn khẩn với bác sĩ ngoại khoa

Gãy xương sườn

Xương sườn bị gãy có thể xảy ra tại vị trí chịu sang chấn, và có thể làm dập hoặc thủng phổi. Các xương sườn có thể ổn định lại trong vòng 10 ngày đến 2 tuần, và can hóa sau 4–6 tuần ở trẻ em.

3.  Chấn thương bụng

Chấn thương bụng thường xảy ra trong bệnh cảnh đa chấn thương. Chấn thương bụng kín và hở có thể gây tổn thương nhiều cơ quan. Tổn thương lách từ chấn thương bụng kín và tổn thương gan do chấn thương bụng hở đặc biệt phổ biến. Bất kỳ trẻ bị tai nạn nặng cũng đều phải được xem xét có chấn thương bụng hay không cho đến khi có bằng chứng ngược lại. Chấn thương bụng nặng đe dọa tính mạng vì có thể gây xuất huyết nội nghiêm trọng.

  • Vết thương xuyên thấu thành bụng đi vào khoang bụng và gây tổn thương cơ quan trong ổ bụng. Thủng ruột sẽ dẫn đến viêm phúc mạc trong vòng một hoặc hai ngày và cần can thiệp phẫu thuật.
  • Lưu ý những vết thương xung quanh hậu môn, trực tràng vì dễ dàng bỏ sót.
  • Tìm dấu hiệu thâm tím và tổn thương xuyên thấu, lắng nghe âm ruột, kiểm tra thận và kiểm tra máu trong nước tiểu. Siêu âm để kiểm tra chảy máu trong ổ bụng và tổn thương cơ quan nội tạng.

„ Đánh giá thông thoáng đường thở, hô hấp, cung cấp oxygen, đánh giá tuần hoàn, thiết lập đường truyền tĩnh mạch, lấy máu kiểm tra Hb, phản ứng chéo và amylase (nếu có thể).

„ Truyền dịch khi cần.

„ Hội chẩn khẩn với bác sĩ ngoại khoa

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*