Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất co cơ và hình th?

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất co cơ và hình thức vận động thụ động

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất co cơ
  • Tác dụng đòn bẩy: trong các cử động khớp của cơ thể, xương đống vai trò như cánh tay đòn, khớp đống vai trò điểm tựa, lực hoạt động là lực do cơ tạo ra. Nguyên tắc đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong vận động trị liệu, nếu sức mạnh cơ thay đổi thì sức đề kháng cũng thay đổi. Sự thay đổi này có thể thực hiện bằng cách thay đổi lực cản hoặc thay đổi cánh tay đòn. Ví dụ dang vai với khuỷu gấp là giảm tác dụng cản do thay đổi trọng tâm chi thể, vì vậy khi sức cơ tương đối yếu cũng có thể thực hiện động tác. Ngược lại khi khuỷu duỗi thẳng thì tác dụng cản tăng lên sức cơ cần mạnh hơn mới tạo được cử động.
  • Góc tác dụng
  • Quan hệ giữa chiều dài và lực
  • Cấu tạo giải phẫu của cơ

Ngoài ra khi hoạt động cơ học một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả của co cơ:

  • Tình trạng mặt khớp
  • Các trọng lực để duy trì thăng bằng
  • Sự cố định của các khớp gần
  • Tình trạng hạn chế dây chằng
  • Tình trạng các bó cơ đối kháng
  1. Vận động thụ động
    • Khái niệm

Vận động thụ động là động tác tập được thực hiện hoàn toàn nhờ lực bên ngoài mà không có sự co cơ chủ động của bệnh nhân ở phần liên hệ. Lực bên ngoài cơ thể là người điều trị, dụng cụ.

vận động thụ động không tạo được lưu thông tuần hoàn động mạch.

  • Tác dụng
  • Hạn chế tối thiểu việc hình thành co rút bằng cách duy trì tầm vận động khớp
  • Giảm hoặc ức chế đau
  • Giúp quá trình lành bệnh sau chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Duy trì sự nguyên vẹn của khớp. Ngăn ngừa tạo kết dính khớp do tăng lưu thông dịch khớp để nuôi sụn và tăng sự thẩm thấu các chất trong khớp.
  • Tăng cảm giác cảm thụ bản thể
  • Duy trì độ dài bình thường của cơ
  • Trợ giúp tuần hoàn và sức bền thành mạch
  • Kích thích các phản xạ gấp duỗi.
  • Chuẩn bị cho tập chủ động
    • Nguyên tắc
  • Giữ vững khớp gần và nâng đỡ tất cả các phân đoạn xa
  • Thực hiện cử động trong giới hạn không gây đau
  • Duy trì cử động chậm và dịu dàng qua suốt tầm vận động
    • Chỉ định
  • Cho các cơ bịliệt hoặc rất yếu độ 0 hoặc 1
  • Khi bệnh nhân không thể vận động chủ độngmột chi hoặc một phần chi thể: hôn mê, liệt
  • Khi kỹ thuật viên cần đánh giá cấu trúc cơ khớp
  • Khi cần hướng dẫn chương trình tập luyện để minh họa
  • Khi càn chuẩn bị cho kéo dãn cơ
    • Chống chỉ định

Trong trường hợp vận động làm ngăn trở quá trình lành bệnh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*