Các phương pháp tinh lọc nước

 

 

1. Nước sinh hoạt
Từ các nguồn khác nhau nước được xử lý bằng phương pháp khác nhau như lọc, đánh phèn, xử lý hóa chất…để đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (tiêu chuẩn nước uống có tiêu chuẩn vi sinh vật cho phép tối đa là 500 vi sinh vật có trong 1 ml nước). Để được sử dụng trong sản xuất nước cần được xử lý qua các giai đoạn khác nhau để đạt các tiêu chuẩn phù hợp.
2. Sản xuất nước bằng phương pháp trao đổi ion:
Phương pháp trao đổi ion thường được sử dụng để sản xuất nước tinh khiết do năng suất cao, dễ tái sinh cột trao đổi. Trước tiên, nước sinh hoạt cần được xử lý nhằm loại bỏ các tạp cơ học, giúp tăng thời gian làm việc của cột trao đổi ion và của thiết bị. Qúa trình tiền xử lý thường tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau chẳng hạn quá trình lắng lọc để loại các tạp chất rắn (lọc cát, lọc qua than hoạt, lọc bằng bông thủy tinh…)
Nước sau khi đã trải qua giai đoạn xử lý sơ bộ còn chứa các tạp ion (cation như Ca2+. Mg2+…. và các anion như CL-, SO4…) được cho chảy qua cột trao đổi ion ( cột trao đổi cation và cột trao đổi anion).Kết quả là các tạp ion có trong nước được giữ lại trong cột, các anion được thay thế bằng ion H+ và các cation được thay thế bằng các OH-.
Cột trao đổi ion thường là các hạt gel polyme (có thể là zeolit) có các nhóm đặc trưng bề mặt. Hạt trao đổi cation thường có các nhóm HSO3- trên bề mặt còn hạt trao đổi anion thường có nhóm N-OH. Khi cột trao đổi đã bảo hòa thì cần tái hoạt hóa cột bằng cách cho dung dịch acid loãng chảy qua cột (đối với cột trao đổi cation) hoặc dung dịch kiềm loãng chảy qua cột (đối với cột trao đổi anion).
Để kiểm soát nước tinh khiết sản xuất bằng phương pháp trao đổi ion thường theo dõi điện trở của nước ngay sau khi ra khỏi hệ thống. Điện trở của nước tinh khiết lớn nhất được phép là 10^-6 Ohm/cm, nếu lớn hơn thì cột trao đổi ion cần được tái hoạt hóa.
Một vấn đề cần thiết nữa là trong khi vận hành hệ thống cột trao đổi ion là tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn cho hệ thống, điều này có thể được thực hiện bằng cách định kỳ rửa cột bằng các dung dịch thích hợp hoặc kết hợp các bộ phận tiệt khuẩn vào hệ thống.
Chất lượng nước được kiểm soát bằng cách đo độ dẫn điện hoặc điện trở của nước. Tiêu chuẩn tinh khiết sinh học được đánh giá theo phương pháp ghi trong dược điển. Ngoài ra đối với nước còn có giới hạn của các tạp chất có trong nước như: Chì, thủy ngân, đồng, asen…Các anion như Cl-, S2-…một số các chất hữu cơ như thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, thuốc diệt cỏ…. Tất cả các tạp trên nếu vượt quá giới hạn cho phép đều ít nhiều ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chất lượng của thuốc. Các giới hạn trên đều được ghi trong dược điển.
Như vậy, trong quá trình sản xuất thuốc, chúng ta phải quan tâm đặc biệt tới nước dùng trong các giai đoạn sản xuất để có thể sản xuất ra được sản phẩm dược phẩm đảm bảo chất lượng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*