Các biến chứng của viêm phổi

Sự lan tràn của vi khuẩn có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng hoặc gieo rắc nhiễm trùng thứ phát như viêm màng não đặc biệt ở trẻ sơ sinh, viêm phúc mạc, và viêm nội tâm mạc đặc biệt ở những bệnh nhân có sẵn bệnh van tim hoặc viêm khớp do vi trùng. Các biến chứng thường gặp khác gồm tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi và áp-xe phổi.

1. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là biến chứng thường gặp nhất của viêm phổi và xảy ra khi vi khuẩn gây viêm phổi đi vào máu . Sự lan tràn của vi khuẩn có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng hoặc gieo rắc nhiễm trùng thứ phát như viêm màng não đặc biệt ở trẻ sơ sinh, viêm phúc mạc, và viêm nội tâm mạc đặc biệt ở những bệnh nhân có sẵn bệnh van tim hoặc viêm khớp do vi trùng. Các biến chứng thường gặp khác gồm tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi và áp-xe phổi.

2. Tràn dịch màng phổi và viêm mủ màng phổi

Chẩn đoán

Một trẻ viêm phổi có thể diễn tiến thành tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi.

  • Khi khám, gõ đục và giảm hoặc mất phế âm bên phổi bị tổn thương.
  • Tiếng cọ màng phổi có thể nghe thấy ở giai đoạn sớm trước khi tràn dịch lan rộng.
  • X-quang ngực có hình ảnh dịch ở một hoặc cả hai bên lồng ngực.
  • Khi có viêm mủ màng phổi, sốt dai dẳng dù đã điều trị kháng sinh, và dịch màng phổi đục hoặc có mủ.
Điều trị
Dẫn lưu

„ Tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu, trừ khi lượng dịch quá ít. Nếu tràn dịch ở cả hai bên ngực, dẫn lưu cả hai bên. Nếu cần thiết, có thể lập lại dẫn lưu hai hoặc ba lần nếu dịch tái lập. Xem phụ lục A1.5, tr. 348, các hướng dẫn dẫn lưu ở ngực.

Các bước điều trị tiếp theo tùy thuộc vào bản chất dịch lấy được. Nếu có thể, dịch màng phổi nên được phân tích thành phần đạm, đường, đếm tế bào và thành phần tế bào và soi nhuộm Gram và Ziehl – Neelsen và cấy tìm vi trùng và Mycobacterium tuberculosis.

Kháng sinh

„ Dùng ampicillin hoặc cloxacillin hoặc flucloxacillin (50 mg/kg TB hoặc TM mỗi 6 giờ) và gentamicin (7,5 mg/kg TB hoặc TM một lần trong ngày). Khi trẻ cải thiện (sau ít nhất 7 ngày kháng sinh TM hoặc TB), tiếp tục cloxacillin uống 4 lần mỗi ngày đến khi đủ 3 tuần.

Chú ý: cloxacillin được ưu tiên hơn nếu nghi ngờ có nhiễm trùng tụ cầu; có thể thay bằng kháng sinh kháng tụ cầu khác như oxacillin, flucloxacillin hoặc dicloxacillin. Nhiễm trùng S. aureus có khả năng cao nếu có hiện diện hình ảnh bóng khí tròn ở phổi.

Không cải thiện

Nếu sốt và các dấu hiệu khác của bệnh vẫn còn, mặc cho đã dẫn lưu và kháng sinh đầy đủ, nên làm xét nghiệm HIV và tìm lao.

„ Điều trị thử lao khi cần

3.  Áp-xe phổi

Áp-xe phổi là một hang hình tròn có bờ rõ, thành dày trong phổi, bên trong chứa dịch mủ được tạo thành do quá trình viêm mủ và hoại tử của vùng nhu mô phổi bị tổn thương. Áp-xe thường phát triển trên vùng phổi bị viêm mà không được điều trị tốt. Đây có thể là hậu quả của viêm phổi hít, cơ chế thanh thải bị suy yếu, hiện tượng thuyên tắc hoặc vi trùng lan theo đường máu.

Chẩn đoán

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

  • Sốt
  • Đau ngực kiểu màng phổi
  • Ọc mủ hoặc ho ra máu
  • Sụt cân
  • Thăm khám: di động lồng ngực giảm, giảm phế âm, gõ đục, ran ẩm và tiếng thổi ống.
  • X-quang ngực: một ổ mủ đơn độc, thành dày trong phổi có hoặc không có mức khí dịch
  • Siêu âm và CT scan: định vị tổn thường và hướng dẫn dẫn lưu hoặc chọc dò bằng
Điều trị

Chọn lựa kháng sinh thường theo kinh nghiêm và thường dựa trên bệnh nền của bệnh nhân và tác nhân dịch tễ bệnh dự đoán.

„ Dùng ampicillin hoặc cloxacillin hoặc flucloxacillin (50 mg/kg TB hoặc TM mỗi 6 giờ) và gentamicin (7,5 mg/kg TB hoặc TM một lần trong ngày). Tiếp tục điều trị như viêm mủ màng phổi đến đủ 3 tuần.

„ Điều trị ngoại khoa được cân nhắc trong các trường hợp ổ áp-xe phổi lớn, đặc biệt khi có liên quan đến ho ra máu hoặc lâm sàng diễn tiến xấu hơn mặc dù điều trị kháng sinh thích hợp. Dẫn lưu thường là dẫn lưu qua da hoặc chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm.

4. Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi thường thứ phát dẫn đến tích tụ khí trong khoang màng phổi do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi trùng sinh hơi.

Chẩn đoán
  • Các dấu hiệu và triệu chứng rất thay đổi dựa trên mức độ xẹp của phổi, áp lực trong khoang màng phổi và tốc độ khởi phát.
  • Thăm khám: lồng ngực căng phồng ở bên tổn thương nếu chỉ một bên bị tràn khí, đẩy lệch trung thất sang bên đối diện, giảm phế âm bên tràn khí, thở rên, suy hô hấp nặng và tím tái có thể xuất hiện muộn theo diễn tiến của biến chứng.
  • Các chẩn đoán phân biệt bao gồm kén phổi, khí thũng thùy, bóng khí phổi, thoát vị hoành.
  • X-quang phổi rất cần trong xác định chẩn đoán.
Điều trị

„ Chọc hút khí ngay để giải áp cấp cứu, trước khi đặt dẫn lưu màng phổi qua khoang liên sườn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*